Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi và đất ở có phải xin phép không? Có bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai không?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây sầu riêng sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo có phải xin phép và đăng ký biến động đất đai hay không?
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp bắt buộc phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây sầu riêng sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo có phải xin phép và đăng ký biến động đất đai hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Và tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định như sau:
"1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”
Chiếu theo quy định trên thì việc anh/chị muốn chuyển đổi đất đang trồng cây lâu năm là sầu riêng sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo thì không thuộc trường hợp phải xin phép và cũng không thuộc trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, cần liên hệ với chính quyền để được biết thêm thông tin về trường hợp này bởi việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi và đất ở có phải xin phép không?
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp bắt buộc phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"3. Chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký theo quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 03 héc ta trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c và d khoản này;
b) Buộc đăng ký việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc làm thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
d) Buộc làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này."
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp bắt buộc phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký tùy theo diện tích đất chuyển mà sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép như sau:
Anh/chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK (khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)
Tải Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất hiện nay tại đây
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp một bộ hồ sơ nếu trên đến một trong các nơi sau đây:
- Văn phòng đăng ký đất đai, nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
- Bộ phận một cửa ở cấp huyện (Nếu được tổ chức tại địa phương)
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?