Chuyển khoản chứng khoán từ nhà đầu tư trong nước chuyển thành nhà đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ nào?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đăng ký thành nhà đầu tư trong nước tại Việt Nam ở lĩnh vực chứng khoán hay không?
- Chuyển khoản chứng khoán từ nhà đầu tư trong nước chuyển thành nhà đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ nào?
- Ngày có hiệu lực chuyển khoản chứng khoán là ngày nào theo quy định hiện nay?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đăng ký thành nhà đầu tư trong nước tại Việt Nam ở lĩnh vực chứng khoán hay không?
Căn cứ Điều 7 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định về trường hợp nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam có nhiều quốc tịch như sau:
Nguyên tắc quản lý thông tin sở hữu chứng khoán nhà đầu tư tại VSD
...
3. Đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam có nhiều quốc tịch, VSD theo dõi và quản lý thông tin nhận diện của nhà đầu tư theo nguyên tắc:
a. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có quốc tịch Việt Nam được đăng ký là nhà đầu tư trong nước và sử dụng số hộ chiếu còn thời gian sử dụng do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp để làm thông tin nhận diện;
b. Trường hợp nhà đầu tư không lựa chọn quốc tịch Việt Nam mà lựa chọn quốc tịch nước ngoài thì sử dụng mã số giao dịch chứng khoán để làm thông tin nhận diện;
c. Trường hợp nhà đầu tư trước đây đã đăng ký quốc tịch nước ngoài khi mở tài khoản tại TVLK muốn đăng ký lại là cá nhân trong nước với quốc tịch Việt Nam thực hiện điều chỉnh thông tin tại VSD theo loại hình nhà đầu tư trong nước và không được sử dụng mã số giao dịch chứng khoán cùng tài khoản lưu ký được cấp trước đây (nếu có).
d. Trường hợp nhà đầu tư trước đây đã đăng ký quốc tịch Việt Nam khi mở tài khoản tại TVLK muốn đăng ký lại là cá nhân nước ngoài với quốc tịch nước ngoài thực hiện đăng ký mã số giao dịch chứng khoán để điều chỉnh thông tin tại VSD theo loại hình nhà đầu tư nước ngoài và không được sử dụng tài khoản lưu ký được cấp trước đây (nếu có).
...
Theo quy định trên, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có quốc tịch Việt Nam vẫn được đăng ký là nhà đầu tư trong nước và sử dụng số hộ chiếu còn thời gian sử dụng do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp để làm thông tin nhận diện.
Chuyển khoản chứng khoán từ nhà đầu tư trong nước chuyển thành nhà đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Chuyển khoản chứng khoán từ nhà đầu tư trong nước chuyển thành nhà đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định về hồ sơ chuyển khoản chứng khoán khi chuyển từ nhà đầu tư trong nước sang nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Chuyển khoản khác
...
4. Chuyển khoản chứng khoán trong trường hợp thay đổi số hiệu tài khoản nhà đầu tư do sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư; do nhà đầu tư thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài hoặc thay đổi quốc tịch dẫn đến thay đổi từ nhà đầu tư trong nước sang nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại; do thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài dẫn đến không còn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và ngược lại; do công ty quản lý quỹ chuyển khoản danh mục ủy thác đầu tư của khách hàng ủy thác trong nước sang TVLK khác. Hồ sơ bao gồm:
a. Giấy đề nghị/công văn của nhà đầu tư (đứng tên chủ tài khoản) nếu rõ nguyên nhân, lý do đề nghị chuyển khoản, danh mục chứng khoán và quyền phát sinh (nếu có) đề nghị chuyển khoản, cam kết chịu trách nhiệm liên quan đến việc chuyển khoản (không áp dụng trong trường hợp sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư);
b. Công văn của TVLK bên chuyển khoản về việc chuyển khoản chứng khoán cho nhà đầu tư, trường hợp do sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư TVLK phải cam kết chịu trách nhiệm liên quan đến việc chuyển khoản;
c. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 21/LK của Quy chế này) do TVLK bên chuyển khoản lập (02 bản đối với trường hợp chuyển khoản cùng TVLK, 03 bản đối với trường hợp chuyển khoản khác TVLK);
d. Bản sao văn bản chứng minh việc mở tài khoản của nhà đầu tư (trong trường hợp sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư);
đ. Văn bản đề nghị/ chấp thuận của khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ chuyển danh mục ủy thác đầu tư của khách hàng sang TVLK khác (trong trường hợp công ty quản lý quỹ chuyển khoản danh mục ủy thác đầu tư);
e. Các tài liệu liên quan để giải trình, làm rõ thông tin trong hồ sơ (nếu cần);
Trường hợp chuyển khoản chứng khoán do thay đổi từ nhà đầu tư trong nước sang nhà đầu tư nước ngoài, từ tổ chức kinh tế thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP dẫn tới vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định pháp luật, VSD thông báo cho TVLK để yêu cầu nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện bán số lượng chứng khoán vượt sở hữu trước khi thực hiện việc chuyển khoản.
...
Theo quy định trên thì hồ sơ chuyển khoản chứng khoán khi nhà đầu tư trong nước chuyển thành nhà đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị/công văn của nhà đầu tư (đứng tên chủ tài khoản) nếu rõ nguyên nhân, lý do đề nghị chuyển khoản, danh mục chứng khoán và quyền phát sinh (nếu có) đề nghị chuyển khoản, cam kết chịu trách nhiệm liên quan đến việc chuyển khoản (không áp dụng trong trường hợp sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư);
- Công văn của TVLK bên chuyển khoản về việc chuyển khoản chứng khoán cho nhà đầu tư, trường hợp do sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư TVLK phải cam kết chịu trách nhiệm liên quan đến việc chuyển khoản;
- Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 21/LK tải về) do TVLK bên chuyển khoản lập (02 bản đối với trường hợp chuyển khoản cùng TVLK, 03 bản đối với trường hợp chuyển khoản khác TVLK);
- Bản sao văn bản chứng minh việc mở tài khoản của nhà đầu tư (trong trường hợp sơ suất khi mở tài khoản cho nhà đầu tư);
- Văn bản đề nghị/ chấp thuận của khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ chuyển danh mục ủy thác đầu tư của khách hàng sang TVLK khác (trong trường hợp công ty quản lý quỹ chuyển khoản danh mục ủy thác đầu tư);
- Các tài liệu liên quan để giải trình, làm rõ thông tin trong hồ sơ (nếu cần).
Ngày có hiệu lực chuyển khoản chứng khoán là ngày nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 24 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định về về việc xử lý hồ sơ chuyển khoản như sau:
Xử lý hồ sơ chuyển khoản
1. Trường hợp cần thiết, VSD có quyền yêu cầu TVLK, các tổ chức, cá nhân liên quan bổ sung các tài liệu để chứng minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ chuyển khoản chứng khoán hoặc từ chối thực hiện yêu cầu chuyển khoản chứng khoán nếu yêu cầu đó không phù hợp với các quy định pháp luật. Trường hợp không chấp thuận chuyển khoản chứng khoán, VSD có văn bản thông báo rõ lý do cho TVLK.
2. Hiệu lực chuyển khoản chứng khoán là ngày được VSD xác nhận trên Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán của TVLK liên quan hoặc trên văn bản thông báo của VSD.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày việc chuyển khoản chứng khoán có hiệu lực theo xác nhận của VSD, TVLK có trách nhiệm thông báo lại cho khách hàng những trường hợp bị VSD từ chối chuyển khoản.
Theo đó, ngàu có hiệu lực chuyển khoản chứng khoán là ngày được Trung tâm Lưu ký chứng khoán xác nhận trên Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán của thành viên lưu ký liên quan hoặc trên văn bản thông báo của Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?