Chuyển giao quyền thương mại là gì? Bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại trong trường hợp nào?
Chuyển giao quyền thương mại là gì?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP không giải thích thế nào là chuyển giao quyền thương mại.
Tuy nhiên, chuyển giao quyền thương mại là một trong những hoạt động nhượng quyền thương mại. Hiểu đơn giản, chuyển giao quyền thương mại là việc bên nhận quyền thương mại tiếp tục chuyển giao quyền cho một bên thứ ba khác và phải đáp ứng được các điều kiện do luật định.
Chuyển giao quyền thương mại là gì? Bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Điều kiện chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác được quy định ra sao?
Điều kiện chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Chuyển giao quyền thương mại
1. Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
2. Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
b) Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
...
Như vậy, việc chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác được thực hiện cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
- Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
Cũng theo quy định này, bên nhận quyền thương mại phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
- Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
- Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền thương mại.
Bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền trong trường hợp nào?
Bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:
Chuyển giao quyền thương mại
...
3. Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
c) Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
đ) Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
4. Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo đó, bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền trong trường hợp sau:
- Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
- Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
- Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?