Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thực hiện những hành vi nào để thể hiện tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá?

Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh được quy định như thế nào? Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thực hiện những hành vi nào để thể hiện tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá? Đây là câu hỏi của bạn Thanh Huy đến từ Đà Nẵng.

Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thực hiện những hành vi nào để thể hiện tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá?

Căn cứ theo tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:

7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.2 Hành vi cá nhân
Chuyên gia đánh giá cần có các phẩm chất cần thiết giúp họ hành xử theo các nguyên tắc đánh giá được nêu ở điều 4. Chuyên gia đánh giá cần thể hiện hành vi mang tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá. Các hành vi chuyên nghiệp được mong muốn bao gồm:
a) đạo đức, tức là công bằng, trung thực, thẳng thắn, chân thành và kín đáo;
b) cởi mở, nghĩa là sẵn sàng xem xét các ý tưởng hoặc quan điểm khác;
c) lịch thiệp, nghĩa là khéo léo trong giao thiệp với mọi người;
d) có óc quan sát, nghĩa là nhận biết nhanh về những sự vật và hoạt động diễn ra xung quanh mình;
e) nhạy bén, nghĩa là nhận biết và có khả năng nắm được các tình huống;
f) linh hoạt, nghĩa là sẵn sàng thích nghi với những tình huống khác nhau;
g) kiên định, nghĩa là bền bỉ, tập trung để đạt được mục tiêu;
h) quyết đoán, nghĩa là đưa ra những kết luận kịp thời dựa trên lập luận và phân tích hợp lý;
i) tự lực, nghĩa là hành động và thực hiện chức năng một cách độc lập khi phối hợp có hiệu lực với những người khác;
j) khả năng hành động quả quyết, nghĩa là có thể hành động một cách có trách nhiệm và có đạo đức, dù những hành động này có thể không phải luôn mang tính phổ biến và đôi khi có thể dẫn đến bất đồng hay đối đầu;
k) hướng tới sự cải tiến, nghĩa là sẵn sàng học hỏi từ những tình huống;
l) nhạy cảm về văn hóa, nghĩa là quan sát và tôn trọng văn hóa của bên được đánh giá;
m) hợp tác, nghĩa là tương tác có hiệu quả với người khác, gồm các thành viên trong đoàn đánh giá và nhân sự của bên được đánh giá.

Theo đó, chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thực hiện những hành vi để thể hiện tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá:

- Đạo đức, tức là công bằng, trung thực, thẳng thắn, chân thành và kín đáo;

- Cởi mở, nghĩa là sẵn sàng xem xét các ý tưởng hoặc quan điểm khác;

- Lịch thiệp, nghĩa là khéo léo trong giao thiệp với mọi người;

- Có óc quan sát, nghĩa là nhận biết nhanh về những sự vật và hoạt động diễn ra xung quanh mình;

- nhạy bén, nghĩa là nhận biết và có khả năng nắm được các tình huống;

- Linh hoạt, nghĩa là sẵn sàng thích nghi với những tình huống khác nhau;

- Kiên định, nghĩa là bền bỉ, tập trung để đạt được mục tiêu;

- Quyết đoán, nghĩa là đưa ra những kết luận kịp thời dựa trên lập luận và phân tích hợp lý;

- Tự lực, nghĩa là hành động và thực hiện chức năng một cách độc lập khi phối hợp có hiệu lực với những người khác;

- Khả năng hành động quả quyết, nghĩa là có thể hành động một cách có trách nhiệm và có đạo đức, dù những hành động này có thể không phải luôn mang tính phổ biến và đôi khi có thể dẫn đến bất đồng hay đối đầu;

- Hướng tới sự cải tiến, nghĩa là sẵn sàng học hỏi từ những tình huống;

- Nhạy cảm về văn hóa, nghĩa là quan sát và tôn trọng văn hóa của bên được đánh giá;

- Hợp tác, nghĩa là tương tác có hiệu quả với người khác, gồm các thành viên trong đoàn đánh giá và nhân sự của bên được đánh giá.

Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý

Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh (Hình từ Internet)

Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:

7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.3 Kiến thức và kỹ năng
...
7.2.3.2 Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý
Chuyên gia đánh giá cần có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực được nêu dưới đây.
a) Các nguyên tắc, quá trình và phương pháp đánh giá: kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá đảm bảo các cuộc đánh giá được thực hiện một cách nhất quán và có hệ thống.
Chuyên gia đánh giá cần có khả năng:
- hiểu về các loại rủi ro và cơ hội liên quan đến đánh giá và các nguyên tắc của cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với đánh giá;
- hoạch định và tổ chức công việc một cách hiệu lực;
- thực hiện đánh giá trong khoảng thời gian đã thống nhất;
- ưu tiên và chú trọng vào các vấn đề quan trọng;
- trao đổi thông tin có hiệu lực, bằng lời và văn bản (tự thực hiện hoặc thông qua việc sử dụng phiên dịch);
- thu thập thông tin thông qua phỏng vấn, nghe, quan sát và xem xét một cách hiệu lực thông tin dạng văn bản, kể cả các hồ sơ và dữ liệu;
- hiểu về sự thích hợp và hệ quả của việc sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu để đánh giá;
- hiểu và xem xét các ý kiến của chuyên gia kỹ thuật;
- đánh giá một quá trình từ bắt đầu đến kết thúc, bao gồm cả các mối tương quan với các quá trình và các chức năng khác, nếu thích hợp;
- kiểm tra xác nhận sự liên quan và tính chính xác của thông tin thu thập được;
- xác nhận sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng đánh giá để hỗ trợ các phát hiện và kết luận đánh giá;
- đánh giá những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy của các phát hiện và kết luận đánh giá;
- lập thành văn bản các hoạt động và các phát hiện đánh giá và chuẩn bị báo cáo;
- giữ bí mật và an ninh thông tin.
...

Theo đó chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý cần có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực nêu trên.

Quá trình đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh gồm những bước nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:

7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
7.1 Khái quát
...
Việc đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá cần được hoạch định, thực hiện và lập thành văn bản để đưa ra kết quả khách quan, nhất quán, công bằng và tin cậy. Quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm bốn bước chính như sau:
a) xác định năng lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của chương trình đánh giá;
b) thiết lập chuẩn mực đánh giá;
c) lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực thích hợp;
d) tiến hành đánh giá năng lực.
Kết quả của quá trình đánh giá này cần là cơ sở cho việc:
- lựa chọn các thành viên của đoàn đánh giá (như nêu ở 5.5.4);
- xác định nhu cầu nâng cao năng lực (ví dụ đào tạo bổ sung);
- đánh giá kết quả thực hiện thường xuyên của các chuyên gia đánh giá.

Như vậy, quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm bốn bước chính như sau:

- Xác định năng lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của chương trình đánh giá;

- Thiết lập chuẩn mực đánh giá;

- Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực thích hợp;

- Tiến hành đánh giá năng lực.

Đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết quả của chương trình đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh được quản lý như thế nào? Hồ sơ liên quan đến chương trình đánh giá bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cần cung cấp cho trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh các thông tin gì để đảm bảo thực hiện có hiệu lực các cuộc đánh giá riêng lẻ?
Pháp luật
Trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần đảm bảo thiết lập liên hệ với bên được đánh giá để làm gì?
Pháp luật
Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, kiến thức và kỹ năng nào?
Pháp luật
Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thực hiện những hành vi nào để thể hiện tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
370 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào