Cần cung cấp cho trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh các thông tin gì để đảm bảo thực hiện có hiệu lực các cuộc đánh giá riêng lẻ?
- Cần cung cấp cho trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh các thông tin gì để đảm bảo thực hiện có hiệu lực các cuộc đánh giá riêng lẻ?
- Ai có quyền phân công trách nhiệm tiến hành cuộc đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá?
- Trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần đảm bảo thiết lập liên hệ với bên được đánh giá để làm gì?
Cần cung cấp cho trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh các thông tin gì để đảm bảo thực hiện có hiệu lực các cuộc đánh giá riêng lẻ?
Căn cứ theo tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
Quản lý chương trình đánh giá
...
5.5 Thực hiện chương trình đánh giá
...
Phân công trách nhiệm về cuộc đánh giá riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá
(Các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá cần phân công trách nhiệm tiến hành cuộc đánh giá riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá.
Việc phân công này cần được thực hiện đủ sớm trước ngày dự kiến đánh giá, để đảm bảo việc hoạch định đánh giá có hiệu lực.
Để đảm bảo thực hiện có hiệu lực các cuộc đánh giá riêng lẻ, các thông tin sau cần được cung cấp cho trưởng đoàn đánh giá:
a) mục tiêu đánh giá;
b) chuẩn mực đánh giá và mọi thông tin dạng văn bản liên quan;
c) phạm vi đánh giá, bao gồm việc nhận diện tổ chức, các chức năng và quá trình của tổ chức được đánh giá;
d) quá trình đánh giá và các phương pháp liên quan;
e) thành phần của đoàn đánh giá;
f) thông tin liên hệ của bên được đánh giá, địa điểm, khuôn khổ thời gian và thời lượng tiến hành các hoạt động đánh giá;
g) các nguồn lực cần thiết để tiến hành đánh giá;
h) thông tin cần thiết cho việc định mức và giải quyết các rủi ro, cơ hội được nhận diện nhằm đạt được các mục tiêu đánh giá;
i) thông tin hỗ trợ (các) trưởng đoàn đánh giá trong việc tương tác với bên được đánh giá để đạt được hiệu lực của chương trình đánh giá.
...
Theo đó, cần cung cấp cho trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh các thông tin sau:
- Mục tiêu đánh giá;
- Chuẩn mực đánh giá và mọi thông tin dạng văn bản liên quan;
- Phạm vi đánh giá, bao gồm việc nhận diện tổ chức, các chức năng và quá trình của tổ chức được đánh giá;
- Quá trình đánh giá và các phương pháp liên quan;
- Thành phần của đoàn đánh giá;
- Thông tin liên hệ của bên được đánh giá, địa điểm, khuôn khổ thời gian và thời lượng tiến hành các hoạt động đánh giá;
- Các nguồn lực cần thiết để tiến hành đánh giá;
- Thông tin cần thiết cho việc định mức và giải quyết các rủi ro, cơ hội được nhận diện nhằm đạt được các mục tiêu đánh giá;
- Thông tin hỗ trợ (các) trưởng đoàn đánh giá trong việc tương tác với bên được đánh giá để đạt được hiệu lực của chương trình đánh giá.
Trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh (Hình từ Internet)
Ai có quyền phân công trách nhiệm tiến hành cuộc đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá?
Căn cứ theo tiết 5.5.5 tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
Quản lý chương trình đánh giá
...
5.5 Thực hiện chương trình đánh giá
...
5.5.5 Phân công trách nhiệm về cuộc đánh giá riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá
(Các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá cần phân công trách nhiệm tiến hành cuộc đánh giá riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá.
Việc phân công này cần được thực hiện đủ sớm trước ngày dự kiến đánh giá, để đảm bảo việc hoạch định đánh giá có hiệu lực.
...
Theo đó, (các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá cần phân công trách nhiệm tiến hành cuộc đánh giá riêng lẻ cho trưởng đoàn đánh giá.
Việc phân công này cần được thực hiện đủ sớm trước ngày dự kiến đánh giá, để đảm bảo việc hoạch định đánh giá có hiệu lực.
Trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần đảm bảo thiết lập liên hệ với bên được đánh giá để làm gì?
Căn cứ theo tiết 6.2.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
Tiến hành đánh giá
...
6.2 Bắt đầu đánh giá
...
6.2.2 Thiết lập liên hệ với bên được đánh giá
Trưởng đoàn đánh giá cần đảm bảo thiết lập liên hệ với bên được đánh giá để:
a) xác nhận các kênh trao đổi thông tin với các đại diện của bên được đánh giá;
b) xác nhận quyền thực hiện cuộc đánh giá;
c) cung cấp thông tin liên quan về mục tiêu, phạm vi, chuẩn mực, phương pháp đánh giá và thành phần đoàn đánh giá, gồm cả chuyên gia kỹ thuật;
d) yêu cầu tiếp cận thông tin liên quan cho việc hoạch định, gồm cả thông tin về các rủi ro và cơ hội mà tổ chức đã nhận diện và cách thức giải quyết rủi ro và cơ hội đó;
e) xác định các yêu cầu luật định và chế định hiện hành và các yêu cầu khác liên quan đến các hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ của bên được đánh giá;
f) xác nhận thỏa thuận với bên được đánh giá về mức độ công khai và xử lý thông tin bí mật;
g) thực hiện các sắp đặt cho cuộc đánh giá bao gồm cả lịch trình;
h) xác định các sắp đặt với địa điểm cụ thể cho việc tiếp cận, sức khỏe, an toàn, an ninh, bảo mật hoặc các vấn đề khác;
i) thống nhất về sự tham dự của các quan sát viên và nhu cầu về người hướng dẫn hoặc phiên dịch cho đoàn đánh giá;
j) xác định các khu vực quan tâm, lo ngại hoặc rủi ro đối với bên được đánh giá liên quan đến cuộc đánh giá cụ thể;
k) giải quyết các vấn đề liên quan đến thành phần của đoàn đánh giá với bên được đánh giá hoặc khách hàng đánh giá.
...
Theo đó, trưởng đoàn đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần đảm bảo thiết lập liên hệ với bên được đánh giá thực hiện các công việc như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?