Chuyến bay chở khách mời của Đảng, Nhà nước do ai cấp phép bay? Đơn đề nghị cấp phép bay gồm những nội dung gì?
Chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước do ai cấp phép bay?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 đã sửa đổi khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định:
Cấp phép bay
...
2. Tàu bay hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam phải được cơ quan sau đây của Việt Nam cấp phép bay:
a) Bộ Ngoại giao cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ;
...
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 125/2015/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay
1. Cục Lãnh sự cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Như vây, chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và cả chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Ngoại giao, cụ thể là Cục Lãnh sự.
Thẩm quyền cấp phép bay
Đơn đề nghị cấp phép bay gồm những nội dung gì?
Nội dung đơn đề nghị cấp phép bay được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2015/NĐ-CP gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;
- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;
- Hành trình bay;
- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;
- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);
- Mục đích của chuyến bay;
- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.
Tuy nhiên, đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung và chuyến bay với phương tiện bay siêu nhẹ sẽ có nội dung khác, cụ thể:
* Đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung đơn cấp phép bay gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;
- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;
- Mục đích của chuyến bay;
- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.
- Hành trình bay; khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường hàng không hoặc đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
- Thời gian thực hiện phép bay.
* Đối với chuyến bay với phương tiện bay siêu nhẹ đơn cấp phép bay gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;
- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;
- Hành trình bay;
- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;
- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);
- Mục đích của chuyến bay;
- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.
- Sân bay cất cánh, hạ cánh hoặc vị trí của phương tiện bay siêu nhẹ (tọa độ WGS-84);
- Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);
- Độ cao tối đa, độ cao tối thiểu;
- Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ;
- Đặc điểm nhận dạng;
- Trang bị, thiết bị thông tin liên lạc;
- Những điểm lưu ý khác.
Yêu cầu đối với tàu bay khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, tàu bay phải thực hiện các quy định sau đây:
- Bay theo đúng hành trình, đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra được phép;
- Duy trì liên lạc liên tục với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
- Hạ cánh, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay, trừ trường hợp hạ cánh bắt buộc, hạ cánh khẩn cấp;
- Tuân theo phương thức bay, Quy chế không lưu hàng không dân dụng.
Ngoài ra, người chỉ huy tàu bay phải báo cáo kịp thời với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong các trường hợp sau đây:
- Tàu bay không thể bay đúng hành trình, đúng đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra hoặc không thể hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay vì lý do khách quan;
- Xuất hiện các tình huống phải hạ cánh khẩn cấp và các tình huống cấp thiết khác.
Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng phải kịp thời thông báo cho nhau biết và phối hợp thực hiện các biện pháp ưu tiên giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết trong các trường hợp sau đây:
- Tàu bay không thể bay đúng hành trình, đúng đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra hoặc không thể hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay vì lý do khách quan;
- Xuất hiện các tình huống phải hạ cánh khẩn cấp và các tình huống cấp thiết khác.
- Khi tàu bay mất liên lạc hoặc tổ lái mất khả năng kiểm soát tàu bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?