Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được quy định như thế nào?
Tại Điều 92 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia như sau:
(1) Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia là tập hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, có tính liên vùng, liên ngành do các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước.
(2) Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia:
- Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được xây dựng hằng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia trên cơ sở tổng hợp đề xuất của cơ quan chủ trì;
- Trước ngày 30 tháng 5, cơ quan chủ trì gửi đề xuất thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của năm tiếp theo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư. Các đề xuất gửi sau thời hạn này được tổng hợp vào Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của năm kế tiếp;
- Trước ngày 30 tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho cơ quan chủ trì các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
- Trước ngày 15 tháng 7, cơ quan chủ trì thực hiện các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
- Trước ngày 30 tháng 8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Tài chính dự kiến Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm tiếp theo để có ý kiến về dự toán chi ngân sách;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi Bộ Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm tiếp theo gửi các cơ quan chủ trì bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
- Căn cứ Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư với các cơ quan chủ trì; tạm ứng, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký.
(3) Điều chỉnh Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia:
- Trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoạt động trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt, cơ quan chủ trì gửi đề nghị tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư, nêu rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt; thông báo cho các cơ quan có liên quan bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu xây dựng, điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
Chương trình xúc tiến đầu tư
Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 93 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể như sau:
(1) Hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội để định hướng công tác xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước;
- Căn cứ yêu cầu và điều kiện cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm.
(2) Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư:
- Trước ngày 30 tháng 5, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự kiến chương trình xúc tiến đầu tư của năm tiếp theo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư. Các dự kiến chương trình xúc tiến đầu tư gửi sau thời hạn này được tổng hợp vào chương trình xúc tiến đầu tư của năm kế tiếp;
- Trước ngày 30 tháng 7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư của năm tiếp theo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
- Trước ngày 30 tháng 8, trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư của năm tiếp theo và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
(3) Căn cứ vào tình hình thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư và điều kiện cụ thể, sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư; thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu xây dựng, điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xúc tiến đầu tư trong hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 94 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước thì hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện cụ thể như sau:
(1) Đối với hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước có hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng phương án xúc tiến đầu tư.
(2) Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư theo phương án đã thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được giao làm đầu mối tổ chức hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước.
(3) Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước có trách nhiệm:
- Tuân thủ các quy định, nội quy, yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hoặc cơ quan đầu mối tổ chức hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước;
- Cử đại diện tham dự đúng đối tượng, thành phần và chịu trách nhiệm toàn diện về việc cử đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?