Chương trình tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao sẽ bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay?
Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao được tập huấn nghiệp vụ bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về việc tập huấn nghiệp vụ như sau:
Tập huấn nghiệp vụ
1. Hằng năm, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên đường sắt, Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.
2. Nội dung Chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với Đăng kiểm viên đường sắt được quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
3. Căn cứ nội dung Chương trình tập huấn quy định tại Điều 9 của Thông tư này, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xây dựng, ban hành tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên đường sắt.
Theo quy định trên thì Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao sẽ được tham gia tập huấn nghiệp vụ hằng năm do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.
Tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao được Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng và ban hành dựa trên những nội dung trong Chương trình tập huấn.
Chương trình tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao sẽ bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Chương trình tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao sẽ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về nội dung trong Chương trình tập huấn nghiệp vụ dành cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao như sau:
Chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên đường sắt
1. Chương trình tập huấn đối với Đăng kiểm viên đường sắt
a) Giới thiệu về Cục Đăng kiểm Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp, quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
b) Hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình liên quan đến công tác đăng kiểm đường sắt;
c) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra, các Chương trình Phần mềm quản lý phương tiện giao thông đường sắt;
d) Nghiệp vụ kiểm tra định kỳ, sản xuất lắp ráp và hoán cải phương tiện giao thông đường sắt;
đ) Nghiệp vụ thẩm định hồ sơ thiết kế hoán cải phương tiện giao thông đường sắt;
e) Nghiệp vụ kiểm tra không phá hủy;
g) Nghiệp vụ đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
2. Chương trình tập huấn đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Tập huấn nghiệp vụ thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện, thiết bị;
b) Nghiệp vụ kiểm tra nhập khẩu các loại phương tiện giao thông đường sắt;
c) Nghiệp vụ tham gia phân tích, xác định nguyên nhân sự cố tai nạn giao thông đường sắt khi có yêu cầu.
Như vậy, đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thì nội dung trong Chương trình tập huấn nghiệp vụ sẽ gồm các nội dung như:
(1) Tập huấn nghiệp vụ thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện, thiết bị;
(2) Nghiệp vụ kiểm tra nhập khẩu các loại phương tiện giao thông đường sắt;
(3) Nghiệp vụ tham gia phân tích, xác định nguyên nhân sự cố tai nạn giao thông đường sắt khi có yêu cầu.
Để trở thành Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thì cần phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về điều kiện để trở thành Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao như sau:
Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên đường sắt
1. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt
a) Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành đầu máy, toa xe, tàu điện metro, kỹ thuật hệ thống đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt;
b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
d) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt;
đ) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ Đăng kiểm viên đường sắt đủ 01 (một) năm trở lên.
2. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt đủ 05 (năm) năm trở lên;
b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
d) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ về thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện đủ 02 (hai) năm trở lên.
Như vậy, để trở thành Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt đủ 05 (năm) năm trở lên;
(2) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT;
(3) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
(4) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ về thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện đủ 02 (hai) năm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?