Chương trình khuyến nông là gì? Chương trình khuyến nông trung ương được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
Chương trình khuyến nông là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 83/2018/NĐ-CP có giải thích chương trình khuyến nông là tập hợp các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và địa phương trong từng giai đoạn, bao gồm: tên chương trình; mục tiêu khái quát; tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình; địa bàn triển khai; kết quả dự kiến.
Chương trình khuyến nông là gì? Chương trình khuyến nông trung ương được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Chương trình khuyến nông trung ương được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 83/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Chương trình khuyến nông trung ương
1. Căn cứ xây dựng chương trình khuyến nông trung ương
a) Chủ trương, định hướng, chiến lược, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;
b) Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; nhu cầu thực tiễn sản xuất;
c) Các chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và dự báo nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước, tư nhân cho hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trong thời gian thực hiện chương trình;
d) Chương trình, dự án, điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp mà Việt Nam là thành viên hoặc đã tham gia ký kết.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm phù hợp với kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của ngành. Trình tự thực hiện như sau:
a) Đề xuất, xây dựng chương trình khuyến nông trung ương theo từng lĩnh vực, sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;
b) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thành lập hội đồng tư vấn thẩm định chương trình khuyến nông trung ương;
d) Phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương;
đ) Công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương
Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của ngành và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình khuyến nông trung ương được xây dựng dựa trên những cơ sở như sau:
- Chủ trương, định hướng, chiến lược, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;
- Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; nhu cầu thực tiễn sản xuất;
- Các chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và dự báo nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước, tư nhân cho hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trong thời gian thực hiện chương trình;
- Chương trình, dự án, điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp mà Việt Nam là thành viên hoặc đã tham gia ký kết.
Căn cứ chương trình khuyến nông trung ương đã phê duyệt, hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng tư vấn xác định danh mục dự án khuyến nông trung ương.
Hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương được đánh giá theo các tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 83/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ, tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương.
2. Tiêu chí và thang điểm đánh giá
Hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông được đánh giá, chấm điểm tối đa là 100 điểm, theo các nhóm tiêu chí và thang điểm như sau:
a) Năng lực tổ chức chủ trì: tối đa 15 điểm;
b) Năng lực của chủ nhiệm dự án: tối đa 10 điểm;
c) Năng lực của các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện dự án: tối đa 10 điểm;
d) Nội dung hoạt động của dự án: tối đa 20 điểm;
đ) Phương pháp triển khai thực hiện và tính khả thi của dự án: tối đa 15 điểm;
e) Kết quả, hiệu quả và khả năng nhân rộng: tối đa 20 điểm;
g) Kinh phí thực hiện: tối đa 10 điểm.
3. Hồ sơ được hội đồng kiến nghị lựa chọn là hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương được đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Năng lực tổ chức chủ trì: tối đa 15 điểm;
- Năng lực của chủ nhiệm dự án: tối đa 10 điểm;
- Năng lực của các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện dự án: tối đa 10 điểm;
- Nội dung hoạt động của dự án: tối đa 20 điểm;
- Phương pháp triển khai thực hiện và tính khả thi của dự án: tối đa 15 điểm;
- Kết quả, hiệu quả và khả năng nhân rộng: tối đa 20 điểm;
- Kinh phí thực hiện: tối đa 10 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?