Chủ nhiệm dự án đăng ký tham gia chủ trì dự án khuyến nông trung ương phải có kinh nghiệm bao nhiêu năm?
Chủ nhiệm dự án đăng ký tham gia chủ trì dự án khuyến nông trung ương phải có kinh nghiệm bao nhiêu năm?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông quy định như sau:
Tiêu chí đăng ký tham gia chủ trì dự án khuyến nông trung ương
1. Đối với tổ chức chủ trì dự án
a) Có chức năng, nhiệm vụ khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực, sản phẩm của dự án; ưu tiên tổ chức có quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mà dự án cần chuyển giao;
b) Đáp ứng các yêu cầu về nhân lực, khoa học kỹ thuật để triển khai thực hiện dự án;
c) Trong 2 năm tính đến thời điểm đăng ký chủ trì dự án không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ trì dự án khuyến nông trung ương có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”; sử dụng kinh phí dự án khuyến nông trung ương không đúng mục đích, quy định của pháp luật.
2. Đối với chủ nhiệm dự án
a) Là cá nhân thuộc tổ chức chủ trì, được giao trực tiếp tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm chính về kết quả dự án;
b) Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chính của dự án; có ít nhất 03 năm hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hoặc sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, sản phẩm của dự án;
c) Trong 02 năm tính đến thời điểm đăng ký chủ nhiệm dự án không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt” hoặc có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện dự án;
d) Mỗi cá nhân chỉ chủ nhiệm 01 dự án khuyến nông trung ương trong cùng thời gian.
Theo đó, chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương phải có ít nhất 03 năm hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hoặc sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, sản phẩm của dự án.
Chủ nhiệm dự án đăng ký tham gia chủ trì dự án khuyến nông trung ương phải có kinh nghiệm bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự án khuyến nông trung ương có bao gồm lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm dự án không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 83/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ dự án khuyến nông trung ương như sau:
Hồ sơ dự án khuyến nông trung ương
1. Văn bản đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương.
2. Tóm tắt hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp của tổ chức đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).
3. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này).
4. Thuyết minh dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này).
5. Văn bản xác nhận phối hợp thực hiện dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này).
6. Văn bản xác nhận triển khai dự án khuyến nông trung ương tại địa phương (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này).
7. Cam kết đóng góp vốn đối ứng (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ dự án khuyến nông trung ương bao gồm lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm dự án.
Năng lực của chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương được đánh giá là bao nhiêu điểm?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 83/2018/NĐ-CP có quy định về thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ, tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ như sau:
Thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ, tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương.
2. Tiêu chí và thang điểm đánh giá
Hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông được đánh giá, chấm điểm tối đa là 100 điểm, theo các nhóm tiêu chí và thang điểm như sau:
a) Năng lực tổ chức chủ trì: tối đa 15 điểm;
b) Năng lực của chủ nhiệm dự án: tối đa 10 điểm;
c) Năng lực của các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện dự án: tối đa 10 điểm;
d) Nội dung hoạt động của dự án: tối đa 20 điểm;
đ) Phương pháp triển khai thực hiện và tính khả thi của dự án: tối đa 15 điểm;
e) Kết quả, hiệu quả và khả năng nhân rộng: tối đa 20 điểm;
g) Kinh phí thực hiện: tối đa 10 điểm.
3. Hồ sơ được hội đồng kiến nghị lựa chọn là hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).
Như vậy, theo quy định trên thì năng lực của chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương được đánh giá tối đa 10 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?