Chương trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không như thế nào? Giáo trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ra sao?
Chương trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT như sau:
Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ban đầu để cấp chứng chỉ chuyên môn;
b) Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không;
c) Chương trình huấn luyện phục hồi nhân viên hàng không;
d) Chương trình huấn luyện chuyển loại nhân viên hàng không;
đ) Chương trình huấn luyện định kỳ nhân viên hàng không;
e) Chương trình huấn luyện bay làm quen đối với kiểm soát viên không lưu.
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện đối với các chức danh nhân viên hàng không tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 13 Điều 6 thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đối với các chức danh còn lại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 04, Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT như sau:
Chức danh nhân viên hàng không
1. Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
6. Nhân viên không lưu.
7. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
8. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
9. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
10. Nhân viên khí tượng hàng không.
11. Nhân viên thiết kế phương thức bay.
12. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.
13. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
15. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, chương trình đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không sẽ bao gồm:
+ Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ban đầu để cấp chứng chỉ chuyên môn;
+ Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không;
+ Chương trình huấn luyện phục hồi nhân viên hàng không;
+ Chương trình huấn luyện chuyển loại nhân viên hàng không;
+ Chương trình huấn luyện định kỳ nhân viên hàng không;
+ Chương trình huấn luyện bay làm quen đối với kiểm soát viên không lưu.
Chương trình đào tạo, huấn luyện đối với các chức danh nhân viên hàng không tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 13 Điều 6 nêu trên.
Thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.
Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đối với các chức danh còn lại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 04, Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư này.
Như vậy, chương trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không sẽ bao gồm những chương trình huấn luyện nêu trên.
Nhân viên hàng không (Hình từ Internet)
Giáo trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT như sau:
Giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
Giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do cơ sở đào tạo ban hành và phải phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
Như vậy, giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do cơ sở đào tạo ban hành và phải phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện.
Việc công nhận huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ở nước ngoài ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT như sau:
Công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ở nước ngoài
Cục Hàng không Việt Nam căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không, các điều ước quốc tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để công nhận cơ sở ở nước ngoài đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không của Việt Nam.
Như vậy, việc công nhận huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ở nước ngoài thì Cục Hàng không Việt Nam căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không, các điều ước quốc tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Để công nhận cơ sở ở nước ngoài đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc nhiệm kỳ tại thời điểm nào? Cuộc họp Hội đồng Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Không vì mục tiêu lợi nhuận là gì? Việc quản lý sử dụng tài sản của hội phải đảm bảo không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không?
- Thời hạn là gì? Tính thời hạn theo dương lịch hay âm lịch? Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là khi nào?
- Người đã từng mang thai có phải là điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không?
- Có được phép nhập khẩu phế liệu không? Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm gì?