Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Dư lượng các chất độc hại là gì?

Dư lượng các chất động hại được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:

1. Dư lượng các chất độc hại (sau đây gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, chất xử lý môi trường nuôi, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các chất chuyển hoá của chúng tồn lưu trong thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
2. Lô sản phẩm thuỷ sản nuôi: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi thuỷ sản.
3. Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép: là trường hợp phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các mẫu động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

Như vậy, theo quy định trên thì dư lượng các chất độc hại là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, chất xử lý môi trường nuôi, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các chất chuyển hoá của chúng tồn lưu trong thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản

Dư lượng các chất động hại (Hình từ Internet)

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc nào?

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng
1. Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng:
Chương trình giám sát dư lượng được triển khai theo nguyên tắc như sau:
a) Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.
b) Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

Như vậy, theo quy định trên thì Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc sau:

- Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.

- Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai những nội dung gì?

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai những nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng
2. Nội dung Chương trình giám sát dư lượng:
a) Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng;
b) Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng, bao gồm: giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản hàng tháng, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng (nếu có); lấy mẫu, kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát hàng tháng; xử lý các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép; khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;
c) Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

Như vậy, theo quy định trên thì chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm những nội dung:

- Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng;

- Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng, bao gồm: giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản hàng tháng, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng (nếu có); lấy mẫu, kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát hàng tháng; xử lý các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép; khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;

- Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi sử dụng hóa chất không có thời hạn sử dụng trong chế biến thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nhằm mục đích gì? Những vi chất nào bắt buộc tăng cường vào trong thực phẩm?
Pháp luật
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là gì? Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin vào thực phẩm với hàm lượng như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
1,514 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem toàn bộ 11 văn bản về an toàn thực phẩm mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào