Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?

Chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Ngoài ra, Chương trình công tác quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Long Thành.

Chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo khoản 1 Điều 10 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:

Yêu cầu:

- Những đề án, công việc đăng ký trong chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước phải thể hiện sự kết hợp giữa nhiệm vụ nêu trong các văn bản chỉ đạo của cấp trên với mục tiêu, nhiệm vụ do Ngân hàng Nhà nước chủ động đề xuất. Mỗi đề án, công việc cần xác định rõ nội dung chính; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, người phụ trách, cấp trình và thời hạn trình từng cấp;

- Các đơn vị phải chịu trách nhiệm về tiến độ, nội dung và chất lượng đề án, công việc mà mình kiến nghị đưa vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước.

Chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước gồm:

- Định hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trong năm;

- Danh mục các đề án bao gồm cả đề án xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là đề án) Ngân hàng Nhà nước dự kiến phê duyệt, ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trong năm;

- Chương trình hành động, kế hoạch của ngành nhằm triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên.

Phân công thực hiện:

- Văn phòng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước;

- Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước gửi Văn phòng chương trình công tác năm sau của đơn vị, nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị và danh mục các đề án, công việc dự kiến trình các cấp có thẩm quyền;

- Văn phòng tổng hợp chương trình công tác năm sau của Ngân hàng Nhà nước, xin ý kiến các Phó Thống đốc và trình Thống đốc duyệt để đăng ký với Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm (không bao gồm Chương trình xây dựng Thông tư của NHNN);

- Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi nhận được chương trình công tác năm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng cụ thể hóa thành chương trình công tác năm của Ngân hàng Nhà nước, gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan và các Phó Thống đốc trước khi trình Thống đốc ký ban hành.

Ngoài việc thực hiện theo các quy định tại Quy chế này, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước còn phải thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan.

Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)

Chương trình công tác quý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?

Chương trình công tác quý theo khoản 2 Điều 10 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:

Yêu cầu: Những đề án, công việc ghi trong chương trình công tác quý của Ngân hàng Nhà nước phải xác định rõ nội dung chính, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, người phụ trách, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay Thống đốc, Phó Thống đốc quyết định và thời hạn trình.

Phân công thực hiện:

- Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối quý, các đơn vị phải gửi dự kiến chương trình công tác quý sau cho Văn phòng.

Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh các đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt, ban hành của Thống đốc đã đưa vào chương trình công tác quý sau, đơn vị chủ trì soạn thảo phải xin ý kiến Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách và nêu rõ trong báo cáo công tác định kỳ gửi Văn phòng. Đối với các đề án trình Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh đơn vị chủ trì soạn thảo phải xin ý kiến Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách và gửi văn bản cho Văn phòng trước ngày 12 tháng cuối quý để tổng hợp gửi Văn phòng Chính phủ.

- Chậm nhất là ngày 25 của tháng cuối quý, Văn phòng tổng hợp chương trình công tác quý sau của Ngân hàng Nhà nước, trình Thống đốc xem xét, quyết định.

- Chương trình công tác quý I được thể hiện trong báo cáo và chương trình công tác năm trước liền kề; Chương trình công tác quý III được thể hiện trong báo cáo và chương trình công tác 6 tháng.

Chương trình công tác tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?

Chương trình công tác tháng theo khoản 3 Điều 10 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:

- Căn cứ chương trình công tác quý, các đơn vị xây dựng chương trình công tác tháng sau và gửi Văn phòng chậm nhất ngày 24 hàng tháng;

Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh các đề án đã đưa vào chương trình công tác tháng sau, đơn vị chủ trì soạn thảo phải báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách và nêu rõ trong báo cáo công tác định kỳ gửi Văn phòng. Đối với các đề án trình Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, đơn vị chủ trì soạn thảo phải xin ý kiến Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách và gửi Văn phòng chậm nhất ngày 18 hàng tháng để tổng hợp gửi Văn phòng Chính phủ.

Chương trình công tác tháng đầu quý được thể hiện cụ thể trong chương trình công tác quý trước liền kề.

- Chậm nhất là ngày 27 hàng tháng, Văn phòng tổng hợp chương trình công tác tháng sau của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc xem xét, quyết định và thông báo cho các đơn vị.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những ai được miễn kiểm tra an ninh hàng không khi làm thủ tục bay?
Pháp luật
Cấp lại thẻ an ninh hàng không dài hạn có cần Phiếu lý lịch tư pháp hay không? Trách nhiệm của cơ quan cấp thẻ an ninh hàng không dài hạn là gì?
Pháp luật
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh là gì? Tàu bay bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào? Thể thức bay ép tàu bay vi phạm ra sao?
Pháp luật
Pin dự phòng bao nhiêu mAh thì được mang lên máy bay? Quy chuẩn của pin lithium có áp dụng đối với pin dự phòng không?
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
400 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào