Chứng minh khả năng điều động nhân sự chủ chốt khi tham gia gói thầu tư vấn với bên mời thầu có phải bắt buộc hay không?
- Chứng minh khả năng điều động nhân sự chủ chốt khi tham gia gói thầu tư vấn với bên mời thầu có phải bắt buộc hay không?
- Nhà thầu có được thay đổi nhân sự chủ chốt trong hồ sơ dự thầu khi trong thời gian thương thảo hợp đồng hay không?
- Nội dung thương thảo hợp đồng đối với gói thầu tư vấn gồm những nội dung nào?
Chứng minh khả năng điều động nhân sự chủ chốt khi tham gia gói thầu tư vấn với bên mời thầu có phải bắt buộc hay không?
Theo Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá HSQT như sau:
Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá HSQT
Khi soạn thảo TCĐG, các nội dung in đứng mang tính bắt buộc phải áp dụng, các nội dung in nghiêng chỉ mang tính hướng dẫn, cần căn cứ theo tính chất của từng gói thầu mà điều chỉnh cho phù hợp nhưng không được nêu bất cứ tiêu chuẩn nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
TCĐG phải công khai trong HSMQT. Trong quá trình đánh giá HSQT phải tuân thủ TCĐG nêu trong HSMQT, không được thay đổi hay bổ sung bất kỳ nội dung nào.
TCĐG được xây dựng theo thang điểm 100, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu phải quy định không thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung về năng lực, kinh nghiệm, nhân sự phải quy định không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
Ghi chú:
(1) Tùy từng gói thầu để đưa ra yêu cầu về nhân sự chủ chốt cho phù hợp. Chẳng hạn, trường hợp khi lập HSMQT chưa có điều khoản tham chiếu, chưa đưa ra được yêu cầu cho một số nhân sự chủ chốt thì Mục này chỉ yêu cầu về số lượng, năng lực và kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn thuộc quản lý của nhà thầu (ký hợp đồng dài hạn hoặc không xác định thời hạn với nhà thầu) như: có 02 chuyên gia có kinh nghiệm làm việc 5 năm, có chứng chỉ hành nghề giám sát....
Trường hợp tại thời điểm lập HSMQT đã đưa ra được yêu cầu cho một số nhân sự chủ chốt thì Mục này đưa ra yêu cầu cho các nhân sự chủ chốt này (tư vấn trưởng, chủ nhiệm...). Trong trường hợp này, nhân sự chủ chốt phải có hợp đồng lao động dài hạn hoặc không xác định thời hạn với nhà thầu. Trường hợp sử dụng một số nhân sự chủ chốt không thuộc quản lý của nhà thầu thì phải nêu rõ lý do. Các nhân sự chủ chốt này kê khai lý lịch chuyên gia theo Mẫu số 7 Chương III.
Theo quy định trên thì khi tham dự thầu, nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động nhân sự để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Chứng minh khả năng điều động nhân sự chủ chốt khi tham gia gói thầu tư vấn với bên mời thầu có phải bắt buộc hay không? (Hình từ Internet)
Nhà thầu có được thay đổi nhân sự chủ chốt trong hồ sơ dự thầu khi trong thời gian thương thảo hợp đồng hay không?
Căn cứ khoản 3 Mục 29 Chương I Yêu cầu về thủ tục đấu thầu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định về nguyên tắc thương thảo hợp đồng như sau:
Thương thảo hợp đồng
...
3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của HSMT;
b) Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong HSDT, trừ trường hợp do thời gian đánh giá HSDT kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm các nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu.
...
Theo quy định thì trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu,
Trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp này, nhà thầu được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm các nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu.
Nội dung thương thảo hợp đồng đối với gói thầu tư vấn gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 4 Mục 29 Chương I Yêu cầu về thủ tục đấu thầu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định về nội dung thương thảo hợp đồng như sau:
Thương thảo hợp đồng
...
4. Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu cần thực hiện;
b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);
c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;
d) Tiến độ;
đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);
e) Bố trí điều kiện làm việc;
g) Thương thảo về chi phí DVTV trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế, bao gồm việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam (nếu có), phương thức nộp thuế (nhà thầu trực tiếp nộp thuế hoặc chủ đầu tư giữ lại một khoản tiền tương đương với giá trị thuế để nộp thay cho nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành), giá trị nộp thuế và các vấn đề liên quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng;
h) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT với nhau dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
i) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
k) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
...
Theo đó, nội dung thương thảo hợp đồng bao gồm những nội dung theo quy định nêu trên.
Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Đấu thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?