Chủng loại gạo thơm được chứng nhận khi đáp ứng điều kiện gì? Nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm ở đâu?
Chủng loại gạo thơm được chứng nhận khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận
1. Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).
2. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.
Như vậy theo quy định trên chủng loại gạo thơm được chứng nhận khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng.
- Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.
Chủng loại gạo thơm được chứng nhận khi đáp ứng điều kiện gì? Nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm ở đâu? (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm ở đâu?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 103/2020/NĐ-CP (một số khoản được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP)quy định như sau:
Chứng nhận chủng loại gạo thơm
1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm:
a) Đơn đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Văn bản thỏa thuận chuyển giao Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm không đứng tên trong Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm tại Cục Trồng trọt.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và hồ sơ đã nộp; về tính đúng giống theo quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2020/NĐ-CP trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.
- Cử người phối hợp thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin và tài liệu liên quan trong quá trình xác minh chủng loại gạo thơm; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm dưới dạng văn bản hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày được Cục Trồng trọt chứng nhận chủng loại gạo thơm.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất lúa thơm không phải là tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có yêu cầu kiểm tra đồng ruộng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 103/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?