Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư có thuộc sở hữu của thành viên bù trừ không?
Thành viên bù trừ mở cho nhà đầu tư tài khoản ký quỹ bù trừ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
Tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư
1. Thành viên bù trừ mở cho nhà đầu tư tài khoản ký quỹ bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư theo nguyên tắc ứng với mỗi tài khoản giao dịch nhà đầu tư được mở 01 tài khoản ký quỹ bù trừ. Công ty chứng khoán không phải là thành viên bù trừ và khách hàng của mình phải mở tài khoản ký quỹ bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán tại một thành viên bù trừ chung trên cơ sở hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán giữa công ty chứng khoán và thành viên bù trừ chung.
Trường hợp nhà đầu tư có tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký không phải là thành viên bù trừ, nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tài khoản ký quỹ bù trừ tại cùng một công ty chứng khoán là thành viên bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán.
...
Như vậy, thành viên bù trừ mở cho nhà đầu tư tài khoản ký quỹ bù trừ theo nguyên tắc ứng với mỗi tài khoản giao dịch nhà đầu tư được mở 01 tài khoản ký quỹ bù trừ.
Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư có thuộc sở hữu của thành viên bù trừ không? (Hình từ Internet)
Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư có thuộc sở hữu của thành viên bù trừ?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Thông tư 119/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư
...
3. Khi nhà đầu tư thực hiện ký quỹ bù trừ ban đầu hoặc bổ sung ký quỹ bù trừ, thành viên bù trừ được yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ bù trừ toàn bộ bằng tiền hoặc cho phép nhà đầu tư ký quỹ bù trừ một phần bằng chứng khoán được thành viên bù trừ chấp nhận nhưng đảm bảo không vượt quá 40% giá trị tài sản ký quỹ bù trừ. Nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ bù trừ nếu giá trị tài sản ký quỹ bù trừ vượt quá giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu do thành viên bù trừ xác định.
4. Tiền và chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư thuộc sở hữu của nhà đầu tư, không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ chỉ được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Thông tư này.
Như vậy, chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư thuộc sở hữu không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ mà thuộc sở hữu của nhà đầu tư.
Theo đó, thành viên bù trừ chỉ được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Thông tư 119/2020/TT-BTC.
Chứng khoán ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
Ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư
1. Trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư phải có đầy đủ tài sản ký quỹ bù trừ theo yêu cầu của thành viên bù trừ, quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch chứng khoán dự kiến thực hiện. Việc ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư được thực hiện bằng tiền, chứng khoán của chính nhà đầu tư. Chứng khoán ký quỹ bù trừ phải là chứng khoán đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư này và được thành viên bù trừ chấp nhận.
2. Nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chưa hoàn tất thanh toán và phải bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ bù trừ thấp hơn giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ bù trừ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bù trừ tối thiểu bằng tiền theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ bù trừ ngay trong phiên giao dịch. Mức ký quỹ bù trừ bổ sung và thời hạn bổ sung ký quỹ bù trừ thực hiện theo hướng dẫn của thành viên bù trừ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chứng khoán ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư phải là chứng khoán được thành viên bù trừ chấp nhận và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không thuộc loại bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng giải thể, phá sản, hợp nhất, sáp nhập;
- Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả tài sản bảo đảm trong giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán; không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan;
- Không bị phong tỏa, tạm giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thuộc loại tự do chuyển nhượng và đã được lưu ký trên tài khoản chứng khoán giao dịch tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ bù trừ là nhà đầu tư, thành viên bù trừ;
- Các điều kiện khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Đáp ứng các điều kiện khác của thành viên bù trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?