Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào theo Nghị định 175? Điều kiện chung về kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ?
Điều kiện chung về kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Điều kiện chung về kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện chung như sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành hoặc chuyên môn đào tạo phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành hoặc chuyên môn đào tạo phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có chuyên ngành hoặc chuyên môn đào tạo phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng.
3. Có kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp với hạng và lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong vòng 10 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp nhưng quá 10 năm thì được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thấp hơn 01 hạng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 77 Nghị định này.
...
Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cá nhân phải có kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp với hạng và lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong vòng 10 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp nhưng quá 10 năm thì được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thấp hơn 01 hạng tại cơ quan có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào theo Nghị định 175? Điều kiện chung về kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ? (Hình từ Internet)
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân bị thu hồi khi nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 75 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện sau đây:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Giả mạo giấy tờ, kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề;
- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề;
- Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai thông tin do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;
- Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
- Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định;
- Có sai phạm và bị cơ quan chức năng kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 78 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các quyền sau:
- Được yêu cầu cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
- Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
(2) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ sau:
- Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ; cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Hành nghề đúng với nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
- Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề;
- Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
- Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí thực hiện Nghị định 178/2024 cho cán bộ, công chức, viên chức chính sách, chế độ khi sắp xếp bộ máy từ đâu?
- 06 Hạng mục hỗ trợ chi phí của Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182? Phương thức hỗ trợ chi phí?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình có 03 giai đoạn đúng không? 03 giai đoạn đầu tư xây dựng công trình cụ thể?
- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182 là bao nhiêu?
- Chủ tịch Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là ai? Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động theo chế độ gì?