Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được công chức nhà nước sử dụng vào những mục đích gì?
- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được phép cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những chương trình nào?
- Để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thì công chức nhà nước cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được công chức nhà nước sử dụng vào những mục đích gì?
Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được phép cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những chương trình nào?
Căn cứ Điều 20 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc cấp chứng chỉ như sau:
Cấp chứng chỉ
1. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp Chứng chỉ bồi dưỡng cho các chương trình đã được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, gồm:
a) Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước;
b) Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
c) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
2. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm lập cơ sở dữ liệu để theo dõi và quản lý việc cấp Chứng chỉ theo quy định.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp một lần sau khi khóa học kết thúc. Trường hợp Chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được Cấp chứng chỉ làm đơn đề nghị có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức thì được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.
4. Việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng đối với các chương trình bồi dưỡng ngoài các chương trình quy định tại Khoản 1 Điều này do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Theo đó, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được phép cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những chương trình đã được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, gồm:
(1) Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước;
(2) Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
(3) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
Lưu ý:
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được cấp một lần sau khi khóa học kết thúc.
- Trường hợp chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được cấp chứng chỉ làm đơn đề nghị có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức thì được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.
- Việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng đối với các chương trình bồi dưỡng ngoài các chương trình nnêu trên sẽ do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được công chức nhà nước sử dụng vào những mục đích gì? (Hình từ Internet)
Để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thì công chức nhà nước cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 21 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về điều kiều để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
Điều kiện được cấp Chứng chỉ
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
2. Hoàn thành đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề hoặc đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, đề án phải đạt từ 50% điểm tối đa trở lên theo thang điểm chấm.
3. Chấp hành đầy đủ nội quy học tập theo Quy chế tổ chức lớp học.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thì công chức nhà nước cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được công chức nhà nước sử dụng vào những mục đích gì?
Căn cứ Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
Sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng
1. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
2. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.
Theo quy định vừa nêu thì công chức nhà nước có thể sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán vào các mục đích như:
(1) Dùng đề đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng;
(2) Dùng xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng;
(3) Là điều kiện để được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề;
(4) Là một trong các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?