Chức năng của Vụ Tiền lương là gì? Chế độ làm việc của Vụ Tiền lương được quy định như thế nào?
Chức năng của Vụ Tiền lương là gì?
Vụ Tiền lương có những chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 67/QĐ-BNV năm 2016 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Tiền lương là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước; và giúp Bộ trưởng làm nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Theo quy định trên, Vụ Tiền lương có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước.
Đồng thời giúp Bộ trưởng làm nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Vụ Tiền lương (Hình từ Internet)
Vụ Tiền lương thực hiện nhiệm vụ làm thường trực Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước thông qua những hoạt động nào?
Việc thực hiện nhiệm vụ làm thường trực Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước được quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 67/QĐ-BNV năm 2016 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Thực hiện nhiệm vụ làm thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước):
a) Tổ chức hoạt động của Tổ Biên tập Đề án cải cách chính sách tiền lương nhà nước để chuẩn bị các chương trình, kế hoạch, nội dung làm việc theo chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước;
b) Chuẩn bị các văn bản do Bộ trưởng ký thay mặt Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền hoặc gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những công việc có liên quan đến nghiên cứu và triển khai thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương;
c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề án về cải cách chính sách tiền lương theo phân công của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước;
d) Thẩm định để trình Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước quyết định các Đề án có liên quan đến thang lương, bảng lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, tiền thưởng, cơ chế tự chủ tài chính và tự chủ về trả lương ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, lực lượng vũ trang (quân đội và công an) do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các bước thực hiện cải cách chính sách tiền lương và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện đồng bộ các biện pháp để cải cách chính sách tiền lương đạt mục tiêu đề ra;
e) Đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương; sơ kết, tổng kết việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong từng thời kỳ.
Theo đó, Vụ Tiền lương thực hiện nhiệm vụ làm thường trực Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước thông qua những hoạt động được quy định tại khoản 12 Điều 2 nêu trên.
Chế độ làm việc của Vụ Tiền lương được quy định như thế nào?
Vụ Tiền lương làm việc theo chế độ quy định tại khoản 5 Điều 3 Quyết định 67/QĐ-BNV năm 2016 như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
1. Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức. Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 quyết định này và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Vụ;
b) Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và công chức trong Vụ;
c) Ký thừa lệnh Bộ trưởng để giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu cầu cung cấp thông tin về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;
d) Phối hợp với các tổ chức trong Bộ, các cơ quan liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;
đ) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ và Quy chế làm việc của Vụ;
e) Chịu trách nhiệm các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;
g) Tổ chức thực hiện các quy chế của Bộ; quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
3. Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ trách về một hoặc một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản để quản lý, điều hành hoạt động của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt.
4. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện những nhiệm vụ đó.
5. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, hoặc với công chức thì Phó Vụ trưởng, công chức có trách nhiệm thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng.
Như vậy, Vụ Tiền lương làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng.
Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, hoặc với công chức thì Phó Vụ trưởng, công chức có trách nhiệm thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?