Chức năng của Cục Phòng chống HIV/AIDS là gì? Biên chế của Cục Phòng chống HIV/AIDS sẽ do ai quyết định?
Chức năng của Cục Phòng chống HIV/AIDS là gì?
Cục Phòng chống HIV/AIDS có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Phòng, chống HIV/AIDS là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế.
Cục có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước.
Cục Phòng chống HIV/AIDS (Hình từ Internet)
Cục Phòng chống HIV/AIDS giúp Bộ trưởng Bộ Y tế làm thường trực về phòng chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đúng không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Phòng chống HIV/AIDS được quy định tại Điều 2 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm về phòng, chống HIV/AIDS, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt hoặc để Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước; làm đầu mối quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS của các Bộ, ngành.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy định phân tuyến kỹ thuật, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền ban hành.
5. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế làm thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; tham mưu cho Bộ trưởng trong việc phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.
6. Quản lý, chỉ đạo và chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung sau:
a) Thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Dự phòng phơi nhiễm với HIV;
d) Tư vấn và xét nghiệm HIV;
đ) Giám sát dịch HIV/AIDS/STI, theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
e) Điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, đồng nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV, viêm gan C/HIV;
g) Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị nghiện chất ma túy khác theo quy định của pháp luật;
h) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính đối với các cơ sở thực hiện xét nghiệm HIV;
i) Biên tập, xuất bản, phát hành “Tạp chí AIDS và cộng đồng”.
...
Theo đó, Cục Phòng chống HIV/AIDS có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Y tế làm thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Đồng thời tham mưu cho Bộ trưởng trong việc phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.
Biên chế của Cục Phòng chống HIV/AIDS sẽ do ai quyết định?
Người quyết định biên chế của Cục Phòng chống HIV/AIDS được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục
Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức của Cục
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV;
c) Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV;
d) Phòng Điều trị HIV/AIDS;
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục:
- Tạp chí AIDS và cộng đồng;
- Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục Phòng, chống HIV/AIDS hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục Phòng, chống HIV/AIDS được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
5. Kinh phí hoạt động của Cục Phòng, chống HIV/AIDS do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, biên chế của Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?