Chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của viên chức hay không?
Viên chức giữ chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 có những nhiệm vụ nào cần thực hiện?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 như sau:
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III, Mã số: V.12.45.03
1. Nhiệm vụ:
a) Tham gia nghiên cứu, đề xuất đối với các chủ trương, chính sách, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được giao; tham gia xây dựng cơ chế, quy định chuyên ngành theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn;
b) Xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để triển khai nhiệm vụ được phân công; nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công;
c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;
d) Tham gia thu thập thông tin, số liệu thống kê theo dõi người, phương tiện, trang thiết bị; quản lý đội tàu chuyên trách, cơ sở hậu cần phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; quản lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu nhằm phục vụ công tác;
đ) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các viên chức khác triển khai công việc, đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
...
Theo quy định trên thì viên chức giữ chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật nêu trên.
Chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của viên chức hay không? (Hình từ Internet)
Chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của viên chức hay không?
Cũng theo Điều 6 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 như sau:
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III, Mã số: V.12.45.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn hàng hải;
b) Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải;
c) Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn;
d) Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
đ) Am hiểu thực tiễn, nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn;
e) Có kỹ năng soạn thảo văn bản; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao;
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo quy định thì để được bổ nhiệm chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 thì viên chức phải có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số nếu đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, nếu viên chức giữ chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số và vị trí chỉ yêu cầu viên chức sử dụng được tiếng của dân tộc thiểu số đó thì viên chức không bắt buộc phải sử dụng được ngoại ngữ.
Viên chức giữ chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 sẽ được hưởng hệ số lương là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về hệ số lương đối với chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải
...
2. Các chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, chức danh nghề nghiệp thông tin an ninh hàng hải quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng I, Thông tin an ninh hàng hải hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II, Thông tin an ninh hàng hải hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III, Thông tin an ninh hàng hải hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
...
Theo đó, viên chức giữ chức danh Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào cấp mã số cơ sở nuôi trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự tính từ ngày nào? Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Cảnh cáo ghi học bạ có phải là hình thức xử lý kỷ luật học sinh cấp 2? Các hành vi nào mà học sinh cấp 2 không được làm?
- Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất là số chẵn hay số lẻ? Cuộc họp của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi nào?
- Học sinh các cấp thi kết thúc học kỳ 1 trước hay sau Tết Âm lịch? Năm học mới kéo dài bao nhiêu tuần?