Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I phải có trình độ thạc sĩ trở lên? Mức lương cao nhất của di sản viên hạng I là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành di sản văn hóa là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành di sản văn hóa như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành di sản văn hóa
Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Có ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I phải có trình độ thạc sĩ trở lên? Mức lương cao nhất của di sản viên hạng I là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I là gì?
Trước đây tại Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV chỉ quy định chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa bao gồm: Di sản viên hạng II, Di sản viên hạng III, Di sản viên hạng IV.
Tuy nhiên, hiện nay Điều 2 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL đã bổ sung chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I.
Theo đó để trở thành di sản viên hạng I, trước hết cần thỏa mãn các điều kiện về đạo đức nghề nghiệp nêu trên và đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Mức lương của di sản viên hạng I là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
...
2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;
b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 ngạch viên chức loại A1;
c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;
d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;
đ) Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.
3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Như vậy hiện nay, với mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng, thì di sản viên hạng I đang có mức lương từ 8.567.500 đến 11.249.500 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?