Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ tháng 02/2025?
Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ tháng 02/2025?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP về mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật cụ thể như sau:
- Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp mới trồng đến 1/2 chu kỳ khai thác: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.
- Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp trên 1/2 chu kỳ khai thác, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên 03 năm tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
- Diện tích vườn giống, rừng giống: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
- Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
Nhóm cây sinh trưởng nhanh, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
Nhóm cây sinh trưởng chậm, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ tháng 02/2025 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp hiện nay ra sao?
Tại Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về các nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp cụ thể như sau:
- Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;
+ Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;
+ Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
+ Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;
+ Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
- Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
+ Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
+ Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.
Những trường hợp nào nhà nước tiến hành thu hồi rừng theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 về các trường hợp nhà nước thu hồi rừng bao gồm:
- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục (kể từ ngày được giao, được thuê rừng).
Lưu ý: Trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Trường hợp chủ rừng tự nguyện trả lại rừng.
- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn.
- Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
- Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Các nguyên tắc trong hoạt động lâm nghiệp hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017 về các nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp cụ thể như sau:
- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
- Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Nghị định 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2025.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NHPT/muc-ho-tro-lam-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/04022025/muc-ho-tro-bi-thiet-hai-do-thien-tai-dich-hai-thuc-vat-tu-25-02-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TTMT/180624/hoat-dong-lam-nghiep-phai-tuan-theo-cac-dieu-uoc-quoc-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DK/hien-tuong-mua-da.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/AHT/lam-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/AHT/lam-nghiep-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/11/01/hoat-dong-lam-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/KhanhHuyen/lam-nghiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022/Quang%20Nh%E1%BA%ADt/3.2022/17.3.2022/rung.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022/Quang%20Nh%E1%BA%ADt/3.2022/17.3.2022/lam-nghiep%20(1)-min.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 15 tháng Giêng là ngày gì? 15 tháng Giêng là thứ mấy, ngày mấy? Rằm tháng Giêng có phải là ngày lễ lớn trong năm?
- 04 trường hợp xóa tên đảng viên từ 20/01/2025 theo Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 thi hành Điều lệ Đảng?
- Lễ cúng rằm tháng giêng 2025 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng giêng 2025 thu hút tài lộc cho gia chủ?
- Phương thức tuyển sinh Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2025? 04 ngành mới Trường Đại học Ngân hàng TP HCM 2025?
- Tổng hợp mẫu đơn xin tự nguyện nghỉ việc theo Nghị định 178 dành cho các đối tượng chưa xem xét nghỉ việc?