Chủ tịch và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã hưởng mức lương là bao nhiêu? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã là gì?
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã hưởng mức lương và phí hoạt động là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 có quy định như sau về tiền lương của đại biểu Hội đồng nhân dân:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là 0,1 mức lương cơ sở/ngày;
Trong đó, ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Như vậy, tùy vào việc đại biểu Hội đồng nhân dân có hoạt động chuyên trách hay không và có đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay không, mà đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã hưởng mức lương theo quy định như trên.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13. quy định Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng có hệ số là 0,3 mức lương cơ sở. Tương đương 447.000 đồng/tháng.
Chủ tịch và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã hưởng mức lương là bao nhiêu? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã là gì?(Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tại cấp xã hưởng hệ số lương là bao nhiêu?
Căn cứ bảng chuyển xếp số 2 ban hành kèm Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định hệ số lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có 2 bậc là 2,15 và 2,65.
Tương đương mức lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tại cấp xã hiện nay là 3.203.500 đồng/tháng hoặc 3.948.500 đồng/tháng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã là gì?
Căn cứ Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (khoản 4 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Như vậy, Hội đồng nhân dân xã hiện nay có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình mới nhất? Cách xác định dự toán xây dựng công trình?
- Mẫu đề cương kiểm định xây dựng mới nhất? Hướng dẫn trình tự thực hiện kiểm định xây dựng theo Thông tư 10?
- Thế nào là diện tích đất công nghiệp? Diện tích đất công nghiệp được dùng với mục đích gì theo Nghị định 32?
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thuộc thẩm quyền của ai?
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt có phải là khu phi thuế quan không? Bảo đảm quốc phòng, an ninh là điều kiện để thành lập khu kinh tế?