ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số: 1206/2016/NQ-UBTVQH13
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ
trình số 112/TTr-CP
ngày 21 tháng 4 năm 2016
và Báo cáo thẩm tra số 3365/BC-UBTCNS13 ngày 20
tháng 4 năm 2016 của Ủy
ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điền 1. Phạm vi
Điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về chế độ,
chính sách và các Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là cấp xã).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu tại
Điều 1 Nghị quyết này, bao gồm: Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên
trách và đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có
liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách và các Điều kiện bảo đảm hoạt động
của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 3. Chế độ,
chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Về tiền lương
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng
của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân
sách nhà nước theo quy định của Ủy ban
thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực
hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo
quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa
phương;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể
cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền
công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã:
0,10 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện:
0,12 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
0,14 mức lương cơ sở/ngày;
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại
biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân
theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2. Về hoạt động
phí
Đại biểu Hội đồng nhân dân (bao gồm cả
đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt
động phí hàng tháng như sau:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã:
Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện:
Hệ số 0,4 mức lương cơ sở;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
3. Các chế độ, chính sách khác
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân được
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu từ
trần mà người lo mai táng không đủ Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng từ Quỹ bảo
hiểm xã hội hoặc không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng từ ngân sách nhà
nước thì được hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức
lương cơ sở do Hội đồng nhân dân cấp đó chi trả từ ngân sách nhà nước;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua,
khen thưởng.
Điều 4. Các Điều
kiện bảo đảm hoạt động
Ngoài các Điều kiện bảo đảm hoạt động
của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại các Khoản 1, 2, 3
và 4 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền
địa phương, đại biểu Hội đồng nhân dân được bảo đảm hoạt động như sau:
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
chuyên trách được bảo đảm chỗ làm việc, trang thiết bị văn phòng đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà
nước theo quy định của Chính phủ.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân được
cung cấp báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các tài liệu khác
liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Việc cung cấp báo chí và thông tin cần
thiết khác cho đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân được cấp kinh phí hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát; hỗ trợ công tác
phí; khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ; may lễ phục; nghiên cứu; học tập, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác đại biểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 5. Nguồn
kinh phí thực hiện
1. Các Khoản chi (bao gồm các chế độ,
chính sách được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này) do ngân
sách nhà nước bảo đảm đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì được bố
trí trong dự toán ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân cấp đó.
2. Các Khoản chi
tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính
sách khác đối với đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
không chuyên trách không do ngân sách bảo đảm thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi
đại biểu làm việc chi trả.
Điều 6. Hiệu lực
thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị quyết này thay thế quy định tại
Điều 75 và Điều 77 Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban
Tài chính - Ngân sách, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ giám sát thực hiện Nghị quyết này.
2. Chính phủ quy định mức chi đối với
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại Khoản 1 Điều 4 Nghị
quyết này.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách và các Điều kiện bảo đảm hoạt động của
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp
luật./.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Ngân
|