Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt đối với vận động viên sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao không?
- Tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng nhưng không thông báo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử lý như thế nào?
- Vận động viên sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao bị phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt đối với vận động viên sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao không?
Tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng nhưng không thông báo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm đối với việc tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức giải thi đấu thể thao thiếu một trong những nội dung về tên giải, thời gian, địa điểm, chương trình thi đấu, điều kiện an ninh, trật tự, y tế, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức giải thi đấu;
b) Không có Điều lệ giải thi đấu;
c) Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, kết quả giải thi đấu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức giải thi đấu thể thao không đúng thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này .
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như vậy, hành vi tổ chức giải thi đấu bóng đá ở huyện nhưng không thông báo với cơ quan thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bị đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần đối với tổ chức.
Thi đấu thể thao
Vận động viên sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao bị phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Trong tập luyện, thi đấu thể thao thì người sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.
Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần đối với cá nhân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt đối với vận động viên sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao không?
Tại Điều 23 Nghị định 46/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt đối với vận động viên sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?