Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu bao nhiêu năm?
Ai có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 48/2015/QĐ-TTg thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Người có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định tại Điều 4 Quyết định 48/2015/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu bao nhiêu năm?
Thời gian công tác trong ngành Tài chính của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền); có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
4. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
b. Hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên;
c. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc tương đương; chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
d. Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở lên.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền).
Đồng thời Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có những nhiệm vụ sau:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
(2) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Chủ tịch; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(3) Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(4) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
(5) Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?