Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có bị giới hạn về số lần bổ nhiệm lại hay không?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có bị giới hạn về số lần bổ nhiệm lại hay không?
- Để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có được ủy quyền cho thành viên hội đồng thay mặt mình giải quyết một số công việc hay không?
Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có bị giới hạn về số lần bổ nhiệm lại hay không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 39/2019/NĐ-CP về tổ chức quy định về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên như sau:
Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh Quỹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và 02 thành viên. Chủ tịch và các thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên có nhiệm kỳ làm việc 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
...
Theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiệm kỳ làm việc 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Hiện không có quy định về việc hạn chế số lần bổ nhiệm lại đối với vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Như vậy, nếu cá nhân vẫn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bổ nhiệm thì có thể tiếp tục đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng là không giới hạn về số lần bổ nhiệm lại.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có bị giới hạn về số lần bổ nhiệm lại hay không? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Cũng theo Điều 7 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện sau để được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên:
(1) Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 05 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
(2) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ;
(3) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác;
(4) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có được ủy quyền cho thành viên hội đồng thay mặt mình giải quyết một số công việc hay không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, các nguồn lực khác do Nhà nước và các tổ chức có liên quan giao cho Quỹ.
2. Thay mặt Hội đồng thành viên ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
3. Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên.
4. Phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên.
5. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thành viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên.
6. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Hội đồng thành viên.
7. Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kế hoạch hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ, kết quả quản lý điều hành của Giám đốc.
8. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành viên hoặc ủy quyền cho Giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thành viên về các công việc được ủy quyền.
9. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, trong một số trường hợp cần thiết thì Chủ tịch Hội đồng thành viên được phép ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành viên hoặc ủy quyền cho Giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thành viên về các công việc được ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?