Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là đại diện pháp luật của Hiệp hội đúng không? Chủ tịch Hiệp hội có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là đại diện pháp luật của Hiệp hội đúng không?
- Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có quyền bầu chọn Phó Chủ tịch Hiệp hội hay không?
- Ban thường vụ Hiệp hội Thực phẩm minh bạch thực hiện việc biểu quyết bằng các hình thức nào?
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là đại diện pháp luật của Hiệp hội đúng không?
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch được quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội
1. Chủ tịch Hiệp hội là đại diện pháp luật của Hiệp hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội. Chủ tịch Hiệp hội phải là ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định.
...
Theo đó, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là đại diện pháp luật của Hiệp hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội.
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch được quy định tại khoản 2 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 như sau
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội;
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hiệp hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội về mọi hoạt động của Hiệp hội.
Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội theo quy định Điều lệ Hiệp hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội;
- Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
- Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hiệp hội;
- Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hiệp hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hiệp hội.
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có quyền bầu chọn Phó Chủ tịch Hiệp hội hay không?
Theo khoản 3 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội
....
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hiệp hội:
.....
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hiệp hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hiệp hội.
3. Phó Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hiệp hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hiệp hội theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội;
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hiệp hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hiệp hội phân công hoặc ủy quyền;
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân công theo nghị quyết của Ban Chấp hành hoặc của Ban Thường vụ.
Phó Chủ tịch Hiệp hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.
Theo đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội. Chủ tịch hiệp hội không thể tự quyết định Phó Chủ Tịch hội.
Ban thường vụ Hiệp hội Thực phẩm minh bạch thực hiện việc biểu quyết bằng các hình thức nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Ban Thường vụ Hiệp hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;
b) Ban Thường vụ họp mỗi tháng một lần hoặc khi có yêu cầu công việc, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
Theo đó, Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?