Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn và trách nhiệm nào?
- Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là ai?
- Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền hạn như thế nào?
- Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những trách nhiệm nào?
- Các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị chất vấn theo phương thức nào?
Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là ai?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về chủ thể và đối tượng
Chủ thể và đối tượng
1. Chủ thể chất vấn (người hỏi): Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn (tập thể hoặc cá nhân).
2. Đối tượng được chất vấn (đại diện tập thể hoặc cá nhân trả lời):
a. Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.
b. Cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng các ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn (tập thể hoặc cá nhân) là chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về quyền và trách nhiệm của chủ thể chất vấn như sau:
Quyền và trách nhiệm của chủ thể chất vấn
1. Quyền của chủ thể chất vấn
a. Yêu cầu đối tượng được chất vấn trả lời nội dung chất vấn theo quy định tại Điều 5 của Quy định này.
b. Nếu đối tượng được chất vấn trả lời không đúng nội dung chất vấn thì người chất vấn có quyền đề nghị người chủ trì hội nghị yêu cầu đối tượng được chất vấn thực hiện đúng nội dung, yêu cầu chất vấn.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền hạn như sau:
- Yêu cầu đối tượng được chất vấn trả lời nội dung chất vấn theo quy định tại Điều 5 của Quy định này.
- Nếu đối tượng được chất vấn trả lời không đúng nội dung chất vấn thì người chất vấn có quyền đề nghị người chủ trì hội nghị yêu cầu đối tượng được chất vấn thực hiện đúng nội dung, yêu cầu chất vấn
Chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những trách nhiệm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về quyền và trách nhiệm của chủ thể chất vấn như sau:
Quyền và trách nhiệm của chủ thể chất vấn
…
2. Trách nhiệm của chủ thể chất vấn
a. Chất vấn đúng đối tượng, nội dung tại khoản 2 Điều 4; Điều 5 của Quy định này.
b. Chất vấn với tinh thần xây dựng, khách quan, đúng nguyên tắc chất vấn.
c. Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của mình, nội dung chất vấn và tập thể hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời chất vấn trong phiếu chất vấn.
d. Gửi phiếu chất vấn tập thể, cá nhân theo quy định tại mục b, khoản 1, Điều 6 của Quy định này.
đ. Cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung chất vấn (nếu có) cho Đoàn Chủ tịch hoặc Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn và các thông tin do mình cung cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ thể chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những trách nhiệm sau:
- Chất vấn đúng đối tượng, nội dung tại khoản 2 Điều 4; Điều 5 của Quy định này.
- Chất vấn với tinh thần xây dựng, khách quan, đúng nguyên tắc chất vấn.
- Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của mình, nội dung chất vấn và tập thể hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời chất vấn trong phiếu chất vấn.
- Gửi phiếu chất vấn tập thể, cá nhân theo quy định tại mục b, khoản 1, Điều 6 của Quy định này.
- Cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung chất vấn (nếu có) cho Đoàn Chủ tịch hoặc Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn và các thông tin do mình cung cấp.
Các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị chất vấn theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về phương thức chất vấn và trả lời chất vấn như sau:
Phương thức chất vấn và trả lời chất vấn
1. Phương thức chất vấn
a. Tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn cần dành thời gian thích hợp ở một phiên họp để thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn.
b. Việc chất vấn được tiến hành bằng phiếu chất vấn hoặc trực tiếp hỏi, đối thoại công khai tại phiên họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
- Nội dung chất vấn được gửi trước khi khai mạc kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn là 15 ngày để Đoàn Chủ tịch hoặc Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định việc tổ chức trả lời chất vấn.
- Phiếu chất vấn phải ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị của người chất vấn, tập thể hoặc cá nhân Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn có trách nhiệm trả lời chất vấn, nội dung chất vấn (có mẫu phiếu kèm theo).
- Văn phòng Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp nội dung chất vấn báo cáo Đoàn Chủ tịch hoặc Thường trực Đoàn Chủ tịch xem xét chậm nhất trước khi khai mạc kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn 5 ngày.
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch hoặc Thường trực Đoàn Chủ tịch, Văn phòng Tổng Liên đoàn chuyển nội dung chất vấn đến tập thể hoặc cá nhân Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn được chất vấn để chuẩn bị nội dung trả lời.
Ngoài việc gửi phiếu đăng ký chất vấn trước kỳ họp, trong trường hợp thấy cần thiết, người chất vấn có thể đăng ký chất vấn bổ sung ngay tại phiên chất vấn.
…
Theo đó, các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị chất vấn theo phương thức quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?