Chủ tàu thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải xử lý thế nào?
- Tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong trường hợp nào?
- Tàu biển bị chủ tàu bỏ trong trường hợp đang bị bắt giữ sẽ được xử lý như thế nào?
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định bắt giữ tàu biển
- Chủ tàu thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải xử lý thế nào?
Tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong trường hợp nào?
Điều 15 Nghị định 57/2010/NĐ-CP tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong các trường hợp sau đây:
- Chủ tàu tuyên bố bằng văn bản việc từ bỏ tàu biển đang bị bắt giữ mà không chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu biển đó cho tổ chức bảo hiểm hợp pháp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác. Văn bản tuyên bố bỏ tàu của chủ tàu phải được gửi cho Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển và Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển;
- Chủ tàu tự bỏ tàu trong thực tế và sau 30 ngày kể từ ngày Cảng vụ có văn bản gửi chủ tàu và thông báo ba lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương về trách nhiệm của chủ tàu đối với tàu đang bị bắt giữ mà chủ tàu không liên lạc với cơ quan ra thông báo.
Chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ
Tàu biển bị chủ tàu bỏ trong trường hợp đang bị bắt giữ sẽ được xử lý như thế nào?
Điều 16 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định việc xử lý đối với trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ theo quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện như sau:
- Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án để giải quyết tranh chấp và Tòa án thụ lý thì việc xử lý tàu biển do Tòa án quyết định căn cứ bản án, quyết định của Tòa án;
- Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển không khởi kiện ra Tòa án hoặc khởi kiện nhưng bị Tòa án bác đơn yêu cầu thì tàu biển đó được bán đấu giá để sung vào ngân sách nhà nước.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định bắt giữ tàu biển
Điều 21 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
- Thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu trần, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Thời hạn khiếu nại là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.
Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Thời hạn kiến nghị là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
- Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại đối với quyết định bắt giữ tàu biển, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải;
+ Hủy quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải;
- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Chủ tàu thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải xử lý thế nào?
Điều 22 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
- Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;
+ Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
+ Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;
+ Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
+ Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
- Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.
Như vậy, khi chủ tàu thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?