Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 162/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là tổ chức sở hữu toàn bộ vốn của ngân hàng thương mại là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
13. Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
14. Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là tổ chức chính trị - xã hội sở hữu toàn bộ vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
15. Ngân hàng mẹ là ngân hàng nước ngoài đề nghị thành lập chi nhánh hoặc có chi nhánh tại Việt Nam.
16. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là tổ chức chính trị - xã hội sở hữu toàn bộ vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 162/2024/NĐ-CP quy định chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Là tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương;
- Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;
Cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
- Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.
Thời hạn hoạt động tối đa của tổ chức tài chính vi mô là bao lâu? Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 33/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm.
2. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
3. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Theo đó, thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa là 50 năm.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
b) Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?