Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa gồm những gì?

Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình không? Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa có trách nhiệm gì khi thực hiện đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa bao gồm những gì?

Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
...
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
a) Trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
...

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:
a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình;
b) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá an toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;
...

Như vậy, chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình.

Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa gồm những gì?

Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa gồm những gì? (hình từ internet)

Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa có trách nhiệm gì khi thực hiện đánh giá an toàn công trình?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
...
2. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn công trình:
a) Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng, trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;
b) Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đề cương được phê duyệt;
c) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thực hiện.
...

Như vậy, chủ sở hữu khi tự mình đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa phải:

- Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng, trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;

- Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đề cương được phê duyệt;

- Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thực hiện.

Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa bao gồm:

- Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.

- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.

- Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm:

+ Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình;

+ Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;

+ Quy định danh mục các công trình phải được cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.

Công trình đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các công trình trên đường thủy nội địa nào phải thiết lập báo hiệu?
Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Pháp luật
Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa gồm những gì?
Pháp luật
Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa có bao gồm hoạt động đánh giá mức độ ô nhiễm của khói, bụi phát sinh từ công trình không?
Pháp luật
Chi phí dự kiến bảo trì công trình đường thủy nội địa hằng năm có bao gồm các khoản chi phí sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
467 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026? Mở rộng đối tượng giảm thuế GTGT ra sao?
Pháp luật
Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 01/7/2025 đến hết năm 2026 đã có chưa? Thông tin mới nhất về giảm thuế GTGT hết năm 2026?
Pháp luật
Danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành trước ngày nào?
Pháp luật
Toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cả nước năm 2025? Tải toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp xã phường?
Pháp luật
Đã có bảng lương giáo viên mới theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 chưa?
Pháp luật
Chính thức công bố danh sách 23 Chủ tịch, Bí thư tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành vào ngày 30/6/2025?
Pháp luật
Truyền hình trực tiếp công bố danh sách 23 Chủ tịch, Bí thư tỉnh mới 2025 sau sáp nhập ngày 30/6/2025 ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 204/2025/QH15 chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, tổ chức, doanh nghiệp không có tài khoản định danh điện tử có đăng nhập hệ thống thuế điện tử được không?
Pháp luật
Danh sách 3321 Chủ tịch UBND cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 được ưu tiên bố trí ra sao?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào