Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm những gì?
- Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm những hoạt động gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa dựa trên những căn cứ nào?
Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm những hoạt động gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
...
3. Các nội dung trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm, bao gồm:
a) Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa bao gồm: kiểm tra công trình đường thủy nội địa; bảo trì báo hiệu; bảo trì đèn báo hiệu, thiết bị, hệ thống thông tin, các công trình phục vụ trên tuyến đường thủy nội địa đang khai thác; đo dò bãi cạn; công tác đặc thù trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;
b) Sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa bao gồm: nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo cấp kỹ thuật đã công bố; sửa chữa âu tàu, kè, nhà trạm, thủy chí; thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo vệ luồng; sửa chữa, bổ sung, thay thế báo hiệu, đèn hiệu, tín hiệu; sửa chữa, thay thế, bổ sung hạng mục, công trình phụ trợ, thiết bị, phụ kiện phục vụ trực tiếp công tác quản lý, bảo trì và khai thác giao thông đường thủy nội địa;
c) Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa bao gồm: sửa chữa sự cố hư hỏng do thiên tai hoặc sự cố bất thường khác gây ra;
...
Như vậy, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm các hoạt động sau đây:
- Kiểm tra công trình đường thủy nội địa; bảo trì báo hiệu;
- Bảo trì đèn báo hiệu, thiết bị, hệ thống thông tin, các công trình phục vụ trên tuyến đường thủy nội địa đang khai thác;
- Đo dò bãi cạn; công tác đặc thù trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm những gì? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm và theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
...
Như vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm và theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 9 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
...
4. Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm
a) Hàng năm, căn cứ tình trạng kỹ thuật của công trình, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử bảo trì công trình, thực tế công trình đường thủy nội địa, các thông tin và dữ liệu khác, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì, định mức kinh tế kỹ thuật, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch và dự kiến kinh phí nhu cầu bảo trì công trình đường thủy nội địa của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 hàng năm;
b) Bộ Giao thông vận tải rà soát, chấp thuận kế hoạch nhu cầu và dự kiến kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa cho năm sau trước ngày 30 tháng 6 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu bảo trì công trình đường thủy nội địa được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận danh mục công trình, hạng mục công trình chuẩn bị đầu tư thuộc kế hoạch bảo trì năm sau;
d) Căn cứ danh mục tại điểm c khoản này và các công trình bảo dưỡng thường xuyên, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình;
...
Như vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa dựa trên những căn cứ sau đây:
- Tình trạng kỹ thuật của công trình, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình,
- Lịch sử bảo trì công trình, thực tế công trình đường thủy nội địa, các thông tin và dữ liệu khác,
- Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì, định mức kinh tế kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?