Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải thực hiện các phương án xây dựng và quản lý rừng bền vững hay không?
- Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải thực hiện các phương án xây dựng và quản lý rừng bền vững hay không?
- Đánh giá các điều kiện để lập phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng thực hiện trên cơ sở nào?
- Mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Giải pháp và tổ chức để thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng trên thực tế như thế nào?
Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải thực hiện các phương án xây dựng và quản lý rừng bền vững hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017, trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
"a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững."
Như vậy, trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững chỉ quy định bắt buộc đối với chủ rừng là tổ chức. trong trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư, nhà nước chỉ khuyến khích liên kết xây dựng và thực hiện phương án này, không quy định bắt buộc.
Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững
Đánh giá các điều kiện để lập phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định nội dung đánh giá các điều kiện để lập phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng cụ thể như sau:
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và kinh tế - xã hội theo số liệu thống kê;
- Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông theo Mẫu số 02 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
- Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng theo các Mẫu số 06, 07, 08 và 09 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.
Mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
Việc xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án đối với rừng đặc dụng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT như sau:
-Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
- Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
- Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
Giải pháp và tổ chức để thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng trên thực tế như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định cụ thể như sau:
(1) Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;
b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;
c) Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;
d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;
đ) Các giải pháp khác.
(2) Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án;
b) Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.
Như vậy, các đối tượng tham gia xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được pháp luật quy đinh cụ thể như trên. Đồng thời, phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng cũng được quy định thực hiện thông qua những nội dung như đánh giá điều kiện để lập phương án, xác định mục tiêu, phạm vi quản lý và đề ra các giải pháp, tổ chức để thực hiện trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?