Chủ lâm sản có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản theo hình thức mã QR hay không?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản là cơ quan nào?
Thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảng kê lâm sản
...
4. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh hoặc lâm sản của doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác nhận Bảng kê lâm sản.
5. Sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất, chế biến từ cá sấu, loài thuộc nhóm IIB theo Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài thuộc Phụ lục II, III CITES đã được đánh dấu mẫu vật có số lượng dưới 05 sản phẩm khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải lập Bảng kê lâm sản.
6. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận Bảng kê lâm sản: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản là cơ quan kiểm lâm sở tại.
Chủ lâm sản có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản theo hình thức mã QR hay không? (Hình từ Internet)
Có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản theo hình thức mã QR hay không?
Hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảng kê lâm sản
...
7. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Bảng kê lâm sản được lập theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bản sao Phương án khai thác theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Thông tư này đối với trường hợp đề nghị xác nhận sau khai thác;
d) Bản sao hồ sơ lâm sản nhập khẩu quy định tại Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp chủ lâm sản nhập khẩu bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
đ) Bản sao hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Điều 17 Thông tư này đối với trường hợp chủ lâm sản mua trực tiếp từ cơ quan được giao xử lý tài sản, bán, chuyển giao quyền sở hữu lần kế tiếp;
e) Bản sao Bảng kê lâm sản mua bán, chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó;
g) Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với trường hợp xác nhận theo đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
h) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh xuất bán lâm sản theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 8 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Bảng kê lâm sản
...
8. Trình tự thực hiện:
a) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại khoản 7 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp chủ lâm sản tạo mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ lâm sản trong Bảng kê lâm sản thì không phải nộp hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 7 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 45/2020/NĐ-CP).
...
Như vậy, chủ lâm sản có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê làm sản đến cơ quan kiểm lâm bằng hình thức mã QR (mã phản hồi nhanh).
Trường hợp chủ lâm sản tạo mã QR chứa đựng hồ sơ lâm sản trong bảng kê lâm sản thì không phải nộp các giấy tờ sau:
(1) Bản sao Phương án khai thác theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đối với trường hợp đề nghị xác nhận sau khai thác;
(2) Bản sao hồ sơ lâm sản nhập khẩu quy định tại Điều 16 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đối với trường hợp chủ lâm sản nhập khẩu bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
(3) Bản sao hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Điều 17 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đối với trường hợp chủ lâm sản mua trực tiếp từ cơ quan được giao xử lý tài sản, bán, chuyển giao quyền sở hữu lần kế tiếp;
(4) Bản sao Bảng kê lâm sản mua bán, chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó;
(5) Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với trường hợp xác nhận theo đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
Khai thác những loại lâm sản nào thì mới cần phải lập bảng kê lâm sản?
Khi khai thác những loại lâm sản quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT thì chủ lâm sản cần phải lập bảng kê lâm sản, cụ thể:
- Gỗ loài thông thường khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên;
- Lâm sản sau xử lý tịch thu;
- Gỗ, thực vật ngoài gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc trồng cấy thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES;
- Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
- Lâm sản không thuộc các trường hợp nêu trên hoặc gỗ cây công nghiệp hoặc sản phẩm gỗ hoàn chỉnh theo đề nghị của chủ lâm sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kê khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh ở đâu? Tờ khai thuế môn bài năm 2025 và cách lập mới nhất?
- Ngày 17 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 17 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 17 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Nghị định 168 do ai ký? Nghị định 168 do ai ban hành? Hướng dẫn tra cứu Nghị định 168 trên iThong?
- Đèn báo hãm là gì? Lỗi không có đèn báo hãm ô tô 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ luật Hình sự mới nhất 2025? Khung hình phạt cao nhất tội gây rối trật tự nơi công cộng là gì?