Chu kỳ kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau chu kỳ kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh O.O.Q đến từ Thái Bình.

Các bước kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH thì khi kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;

- Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Ngoài ra, các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

- Máy kinh vĩ (nếu cần);

- Tốc độ kế (máy đo tốc độ);

- Thiết bị đo khoảng cách;

- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Lực kế hoặc cân treo;

- Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

- Thiết bị đo điện vạn năng.

Kiểm định xe nâng hàng

Các bước kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc chuẩn bị kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?

Việc chuẩn bị kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định tại Mục 7 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:

1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

2. Kiểm tra hồ sơ:

Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

- Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:

+ Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.

+ Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

- Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:

+ Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.

+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.

- Đối với thiết bị kiểm định bất thường:

+ Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật).

+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.

+ Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.

- Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục 2 - kiểm tra hồ sơ. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

Chu kỳ kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên QCVN 25:2015/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng xe nâng hàng, cụ thể như sau:

4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng xe nâng hàng
4.1. Xe nâng hàng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động xe nâng hàng phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
4.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với xe nâng hàng:
4.2.1. Chu kỳ kiểm định đối với xe nâng hàng là 3 năm một lần.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
4.3. Các xe nâng hàng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, chu kỳ kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định như sau:

Xe nâng hàng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Trong đó, chu kỳ kiểm định định kỳ đối với xe nâng hàng:

- Chu kỳ kiểm định đối với xe nâng hàng là 3 năm một lần.

- Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

Kiểm định xe cơ giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ kiểm định xe cơ giới sẽ được lưu giữ trong bao lâu? Nếu hết thời hạn lưu giữ thì đơn vị đăng kiểm được hủy bỏ hay phải chuyển cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Thông tư 66/2024 kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Dây chuyền kiểm định xe cơ giới là nơi bố trí vị trí kiểm định và lắp đặt các thiết bị kiểm tra đúng không?
Pháp luật
Thông tư 11/2024/TT-BGTVT quy định về giá lập hồ sơ với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu như thế nào?
Pháp luật
Chính thức điều chỉnh chu kỳ kiểm định đối với một số loại xe cơ giới từ ngày 22/3/2023? Xe ô tô sai màu sơn sẽ không còn được đăng kiểm có đúng không?
Pháp luật
Chủ xe cơ giới có được đi đăng kiểm trước hạn không? Chu kỳ định kỳ kiểm định của xe cơ giới hiện nay là bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Xe cơ giới hư hỏng không quan trọng có được cấp giấy kiểm định không? Giấy kiểm định và Tem kiểm định có được khác số sêri không?
Pháp luật
Đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên thì việc kiểm định các chế độ thử tải - phương pháp thử được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên là mẫu nào?
Pháp luật
Chu kỳ kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định xe cơ giới
3,145 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định xe cơ giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm định xe cơ giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào