Chu kỳ đăng kiểm của xe tải được quy định như thế nào? Các khiếm khuyết hư hỏng của xe tải trong kiểm định được chia thành bao nhiêu mức?
Chu kỳ đăng kiểm của xe tải được quy định như thế nào?
Chu kỳ đăng kiểm của xe tải được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BGTVT (sửa đổi Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT) như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì chu kỳ đăng kiểm của xe tải được quy định như sau:
- Chu kỳ kiểm định của xe tải các loại có thời gian sản xuất đến 07 năm:
+ Chu kỳ đầu: 24 tháng;
+ Chu kỳ định kỳ: 12 tháng.
- Chu kỳ kiểm định của xe tải các loại có thời gian sản xuất trên 07 năm: chu kỳ định kỳ là 06 tháng.
- Chu kỳ kiểm định của xe tải có cải tạo:
+ Chu kỳ đầu: 12 tháng;
+ Chu kỳ định kỳ: 06 tháng.
Chu kỳ đăng kiểm của xe tải được quy định như thế nào? Các khiếm khuyết hư hỏng của xe tải trong kiểm định được chia thành bao nhiêu mức? (Hình từ Internet)
Các khiếm khuyết hư hỏng của xe tải trong kiểm định được chia thành bao nhiêu mức?
Các khiếm khuyết hư hỏng của xe tải trong kiểm định được chia thành bao nhiêu mức, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:
Thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới
1. Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới khi kiểm định được quy định tại Bảng 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định được phân thành 3 mức như sau:
a) Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS - MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
b) Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS - MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;
c) Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS - DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
3. Xe cơ giới đồng thời có những hư hỏng ở các mức khác nhau sẽ bị đánh giá ở mức hư hỏng cao nhất trong các hư hỏng.
4. Xe cơ giới có nhiều hư hỏng cùng một mức sẽ bị đánh giá vào mức hư hỏng cao hơn kế tiếp nếu như sự kết hợp các hư hỏng gây nguy hiểm hơn cho xe cơ giới.
5. Xe cơ giới kiểm định lại ngay trong ngày làm việc tại cùng một đơn vị đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm chỉ kiểm định lại các hạng mục không đạt. Riêng đối với các hạng mục liên quan đến hệ thống phanh hoặc hệ thống lái nếu có hạng mục không đạt thì phải kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục thuộc hệ thống phanh hoặc hệ thống lái tương ứng. Trường hợp kiểm định lại vào ngày khác hoặc tại đơn vị khác thì phải kiểm định lại tất cả các hạng mục.
…
Như vậy, theo quy định trên thì các khiếm khuyết hư hỏng của xe tải trong kiểm định được chia thành 3 mức như sau:
- Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS - MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe tải tham gia giao thông. Xe tải vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
- Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS - MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe tải tham gia giao thông. Xe tải không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;
- Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS - DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe tải tham gia giao thông. Xe tải không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
Các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe tải được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT thì các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe tải gồm:
- Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
- Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
- Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
- Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
- Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
- Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
- Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
- Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?