Chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu không?
- Chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu không?
- Đối với tổ chức kinh tế tư nhân thì huy động vốn phát triển dự án nhà ở xã hội tại các nguồn nào?
- Đối với các nhà ở xã hội thì phải thực hiện quản lý chất lượng như thế nào?
Chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu không?
Tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành, cụ thể như sau:
Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
...
5. Chủ đầu tư dự án được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành; được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các công tác tư vấn, thi công xây lắp nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Tuy nhiên hiện nay quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, theo đó đối với việc chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng thiết kế mẫu nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành vẫn sẽ phải thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở.
Chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu không? (Hình từ Internet)
Đối với tổ chức kinh tế tư nhân thì huy động vốn phát triển dự án nhà ở xã hội tại các nguồn nào?
Tại Điều 10 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về nội dung huy động vốn phát triển nhà ở xã hội như sau:
Huy động vốn phát triển nhà ở xã hội
1. Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư được huy động từ các nguồn sau đây:
a) Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách trung ương; vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có); quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có), quỹ của Bộ Quốc phòng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có); ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, công trái nhà ở; huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn vốn khác vay của nước ngoài (nếu có).
2. Nguồn vốn ngoài ngân sách do các thành phần kinh tế (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội huy động, gồm:
a) Vốn tự có của chủ đầu tư dự án hoặc của hộ gia đình, cá nhân;
b) Vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc từ các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tại Chương III của Nghị định này;
c) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của doanh nghiệp đầu tư;
d) Vay vốn thương mại của các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có), quỹ của Bộ Quốc phòng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có);
e) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó đối với các tổ chức kinh tế tư nhân thì huy động vốn tại các nguồn sau:
- Vốn tự có của chủ đầu tư dự án;
- Vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc từ các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của doanh nghiệp đầu tư;
- Vay vốn thương mại của các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có), quỹ của Bộ Quốc phòng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với các nhà ở xã hội thì phải thực hiện quản lý chất lượng như thế nào?
Tại Điều 25 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng nhà ở xã hội thực hiện như sau:
- Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Đối với nhà ở xã hội do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn; phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?