Chủ doanh nghiệp tư nhân đã được xóa nợ tiền thuế thì có thể thành lập công ty mới hay không? Nếu có thì cần đảm bảo gì?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đã được xóa nợ tiền thuế thì có thể thành lập công ty mới hay không? Nếu có thì cần đảm bảo gì?
- Trường hợp vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là đồng ngoại tệ thì có cần chuyển đổi sang đồng Việt Nam không?
- Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong việc quản lý doanh nghiệp được quy định ra sao?
Chủ doanh nghiệp tư nhân đã được xóa nợ tiền thuế thì có thể thành lập công ty mới hay không? Nếu có thì cần đảm bảo gì?
Doanh nghiệp tư nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
...
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
...
3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.
...
Theo đó, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân đã hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế và được xóa nợ tiền thuế thì được có thể thành lập công ty mới nếu đáp ứng các điều kiện của loại hình doanh nghiệp này.
Chủ doanh nghiệp tư nhân đã được xóa nợ tiền thuế thì có thể thành lập công ty mới hay không? Nếu có thì cần đảm bảo gì? (hình từ internet)
Trường hợp vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là đồng ngoại tệ thì có cần chuyển đổi sang đồng Việt Nam không?
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo quy định này, trường hợp vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là đồng ngoại tệ thì không buộc chuyển đổi thành đồng Việt Nam nhưng khi đăng ký đầu tư thì cần kê khai cụ thể số vốn bằng ngoại tệ (tự do chuyển đổi) là bao nhiêu.
Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong việc quản lý doanh nghiệp được quy định ra sao?
Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong việc quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong việc quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có các quyền sau:
- Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?