Chủ đề 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay của Bộ Công Thương là gì và việc hưởng ứng Ngày Pháp luật nhằm mục đích gì?
Chủ đề 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay của Bộ Công Thương là gì?
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành, đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Chính vì vậy, xuất phát từ tư tưởng của Người, năm 2012, Quốc hội đã lựa chọn ngày 9/11 làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật).
Chủ đề của Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm nay của Bộ Công Thương quy định ở Mục II Kế hoạch hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 1952/QĐ-BCT năm 2023 cụ thể:
CHỦ ĐỀ
1. Chủ đề
Ngành Công Thương không ngừng đổi mới, hành động quyết liệt, thực chất và đi vào chiều sâu; tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện hoạt động quản lý nhà nước trong ngành trên tinh thần phục vụ.
...
Theo đó, Ngành Công Thương đã xác định chủ đề 9/11 Ngày pháp luật Việt Nam năm nay như sau:
Ngành Công Thương không ngừng đổi mới, hành động quyết liệt, thực chất và đi vào chiều sâu; tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện hoạt động quản lý nhà nước trong ngành trên tinh thần phục vụ.
Hưởng ứng 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay của Bộ Công Thương nhằm mục đích gì?
Mục đích của việc hưởng ứng 9/11 Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm nay quy định theo tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 1952/QĐ-BCT năm 2023 cụ thể:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật), qua đó tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương, góp phần khơi dậy ý thức tuân thủ, xây dựng lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, văn hóa pháp lý cho mỗi công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
b) Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành và trong quá trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với các dự án Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân.
c) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam.
...
Theo đó, mục đích của việc hưởng ứng 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Công Thương năm nay là:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật), qua đó tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương, góp phần khơi dậy ý thức tuân thủ, xây dựng lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, văn hóa pháp lý cho mỗi công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành và trong quá trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với các dự án Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân.
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam.
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Hình từ Internet)
Hưởng ứng 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Công Thương năm nay phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Yêu cầu của việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam quy định theo tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 1952/QĐ-BCT năm 2023 cụ thể:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
...
2. Yêu cầu
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, thiết thực, tiết kiệm; bám sát nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Công Thương.
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong tổ chức Ngày Pháp luật.
Như vậy, hưởng ứng 9/11 Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm nay của Bộ Công Thương phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, thiết thực, tiết kiệm; bám sát nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Công Thương.
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong tổ chức Ngày Pháp luật.
Tham khảo thêm bài viết sau đây:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?