Chủ đầu tư xây dựng không cần phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những trường hợp nào?
- Chủ đầu tư xây dựng không cần phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những trường hợp nào?
- Xin cấp giấy phép xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn nào?
- Những công trình xây dựng nào chủ đầu tư được xem xét cấp giấy phép theo từng giai đoạn?
Chủ đầu tư xây dựng không cần phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 thì chủ đầu tư xây dựng không cần phải xin giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những trường hợp sau:
- Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ đầu tư xây dựng không cần phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Xin cấp giấy phép xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Nội dung giai đoạn thực hiện đầu tư
1. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Nếu phải thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư phải làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương để lập và trình phê duyệt phương án, giá bồi thường (dự toán kinh phí bồi thường phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền của địa phương phê duyệt). Thực hiện các thủ tục thanh lý tài sản (nếu có); phá dỡ công trình cũ (nếu có); rà phá bom mìn (nếu có) và các công việc khác liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
2. Tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế xây dựng công trình, dự toán công trình.
3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, dự toán công trình.
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn.
5. Xin cấp giấy phép xây dựng (trừ các công trình cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu, an toàn của công trình).
6. Tiến hành thi công xây lắp; mua sắm, lắp đặt thiết bị (nếu có); kiểm tra, giám sát, quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình và chất lượng thiết bị.
7. Nghiệm thu công trình và giải quyết sự cố công trình (nếu có).
8. Lập các thủ tục theo quy định để tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư.
Như vậy, hoạt động xin cấp giấy phép xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn thực hiện đầu tư gồm 08 nội dung công việc nêu trên.
Những công trình xây dựng nào chủ đầu tư được xem xét cấp giấy phép theo từng giai đoạn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Giấy phép xây dựng
...
2. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại
a) Xây dựng mới;
b) Sửa chữa, cải tạo;
c) Di dời công trình.
3. Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.
4. Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án.
Theo đó, chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn đối với các công trình cấp I và cấp đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức? Tải về mẫu biên bản họp chi bộ?
- Chung kết Mr World 2024 khi nào? Quy định về hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp theo Nghị định 144 2020 ra sao?
- Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại cấp tỉnh ra sao?