Chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình có vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu không?
Quyền của chủ đầu tư trong công trình xây dựng được quy định như thế nào?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình như sau:
"Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; xem xét, chấp thuận biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường do nhà thầu trình (được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020);
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật."
Chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình có vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu không?
Chủ đầu tư có nghĩa vụ như thế nào trong công trình xây dựng?
Căn cứ khoản 2 Điều 112 Luật Xây dựng 2014 quy định về nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình như sau:
"Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
..
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;
b) Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;
c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;
d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;
h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;
i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật"
Chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình có vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu không?
Như trên đề cập, chủ đầu tư tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng.
Và theo Điều 6 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:
"Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu (được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020);.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, đơn vị thi công và chủ đầu tư không phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính, do đó, chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình không vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?