Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án đầu tư công qua các giai đoạn nào? Nội dung đánh giá dự án đầu tư công của chủ đầu tư gồm những gì?
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án đầu tư qua các giai đoạn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá dự án đầu tư công
1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
b) Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể giao cho chủ sử dụng hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện đánh giá tác động dự án do mình quyết định đầu tư;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án đầu tư ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án đầu tư công qua các giai đoạn nào? ( Hình từ internet)
Nội dung đánh giá dự án đầu tư công của chủ đầu tư bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 thì việc đánh giá dự án đầu tư công của chủ đầu tư bao gồm:
(1) Nội dung đánh giá ban đầu
- Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
- Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
- Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
(2) Nội dung đánh giá giữa kỳ
- Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
- Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
- Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
(3) Nội dung đánh giá kết thúc
- Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Có thể sử dụng phương pháp nào để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 55 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá dự án đầu tư công
...
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Như vậy, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp có thể đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp);
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?