Chống chỉ định không được phẫu thuật xương bánh chè đối với những trường hợp nào? Người bệnh trước khi phẫu thuật xương bánh chè có cần phải nhịn ăn hay không?
Chống chỉ định không được phẫu thuật xương bánh chè đối với những trường hợp nào?
Phẫu thuật xương bánh chè là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy toàn bộ xương bánh chè ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT LẤY TOÀN BỘ XƯƠNG BÁNH CHÈ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Xương bánh chè tham gia vào cơ chế duỗi gối. Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 3% gãy xương chi dưới. Nguyên nhân thường do cơ chế trực tiếp.
- Phân loại đơn giản có 3 kiểu
- Gãy ngang, gãy ngang cực trên, cực dưới.
- Gãy dọc ít gặp, ít lệch
- Gãy nhiều mảnh
- Điều trị có thể bảo tồn, kết hợp xương nếu gãy di lệch hoặc phải lấy bỏ một phần hay toàn bộ bánh chè trong gãy phức tạp.
- Biến chứng có thể là mất duỗi gối, nhiễm trùng.
II. CHỈ ĐỊNH
Gãy bánh chè nhiều mảnh phức tạp không thể kết hợp xương.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị đa chấn thương nặng không cho phép can thiệp phẫu thuật.
Theo đó, việc phẫu thuật xương bánh chè sẽ được hiểu như sau:
- Xương bánh chè tham gia vào cơ chế duỗi gối. Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 3% gãy xương chi dưới. Nguyên nhân thường do cơ chế trực tiếp.
- Phân loại đơn giản có 3 kiểu
- Gãy ngang, gãy ngang cực trên, cực dưới.
- Gãy dọc ít gặp, ít lệch
- Gãy nhiều mảnh
- Điều trị có thể bảo tồn, kết hợp xương nếu gãy di lệch hoặc phải lấy bỏ một phần hay toàn bộ bánh chè trong gãy phức tạp.
- Biến chứng có thể là mất duỗi gối, nhiễm trùng.
Kèm theo đó là việc chỉ định phẫu thuật đối với trường hợp gãy bánh chè nhiều mảnh phức tạp không thể kết hợp xương.
Và chống chỉ định với người bệnh bị đa chấn thương nặng không cho phép can thiệp phẫu thuật.
Như vậy, theo quy định trên khi phẫu thuật xương bánh chè người bệnh phải gãy bánh chè nhiều mảnh phức tạp không thể kết hợp xương.
Nếu trong trường hợp người bệnh bị đa chấn thương nặng không cho phép can thiệp phẫu thuật.
Phẫu thuật xương bánh chè
Người bệnh trước khi phẫu thuật xương bánh chè có cần phải nhịn ăn hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy toàn bộ xương bánh chè ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT LẤY TOÀN BỘ XƯƠNG BÁNH CHÈ
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật chi dưới.
- Chỉ không tiêu cỡ to.
3. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật. Nhịn ăn trước 6 giờ.
4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.
Theo đó, theo quy trình kỹ thuật trên thì người thực hiện phẫu thuật viên sẽ là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Bên cạnh đó thì bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương tiện là một bộ dụng cụ phẫu thuật chi dưới kèm theo chỉ không tiêu cỡ to.
Trước đó, người bệnh sẽ được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật. Nhịn ăn trước 6 giờ.
Và cuối cùng hồ sơ bệnh án cần ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.
Như vậy, ở bước chuẩn bị của quy trình thì người bệnh trước khi phẩu thuật xương bánh chè phải nhìn ăn trước 6 giờ.
Tiến hành khi phẫu thuật xương bánh chè có cần phải gây mê cho người mổ hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy toàn bộ xương bánh chè ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT LẤY TOÀN BỘ XƯƠNG BÁNH CHÈ
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Garo hơi sát gốc đùi 400-450 mmHg.
- Bộc lộ lấy toàn bộ mảnh gãy, giữ tối đa gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi.
- Bơm rửa làm sạch khớp và những mảnh nhỏ.
- Sử dụng chỉ không tiêu, khỏe để khâu qua bo của gân bánh chè, gân tứ đầu và 2 bờ bao khớp gối.
- Khâu mũi rời, siết chặt sợi chỉ đảm bảo nó tạo thành vòng tròn đường kính khoảng 2mm.
- Trong trường hợp mất hết bao gân bánh chè ta có thể sử dụng kỹ thuật V-plasty gân tứ đầu của Shorbe và Dobson để khâu.
- Bơm hút, cầm máu kỹ.
- Khâu vết mổ theo lớp giải phẫu.
- Băng vô khuẩn.
- Nẹp gối giữ trong khoảng 4 tuần
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ theo quy trình.
Theo đó, khi tiến hành phẫu thuật xương bánh chè thì các bước tiến hành sẽ thực hiện như sau:
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa.
- Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê.
- Kỹ thuật:
- Garo hơi sát gốc đùi 400-450 mmHg.
- Bộc lộ lấy toàn bộ mảnh gãy, giữ tối đa gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi.
- Bơm rửa làm sạch khớp và những mảnh nhỏ.
- Sử dụng chỉ không tiêu, khỏe để khâu qua bo của gân bánh chè, gân tứ đầu và 2 bờ bao khớp gối.
- Khâu mũi rời, siết chặt sợi chỉ đảm bảo nó tạo thành vòng tròn đường kính khoảng 2mm.
- Trong trường hợp mất hết bao gân bánh chè ta có thể sử dụng kỹ thuật V-plasty gân tứ đầu của Shorbe và Dobson để khâu.
- Bơm hút, cầm máu kỹ.
- Khâu vết mổ theo lớp giải phẫu.
- Băng vô khuẩn.
- Nẹp gối giữ trong khoảng 4 tuần
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ theo quy trình.
Như vậy, căn cứ theo quy trình trên thì người bệnh khi phẫu thuật sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây mê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết gia đình 2025 Ất Tỵ? Lời chúc gia đình năm mới 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- Tại sao không có 30 Tết trong 9 năm tới? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức của CBCCVC và người lao động?
- Mâm cúng giao thừa có gì? Cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán có phải là mê tín dị đoan không?
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?