Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? Việc cho vay được áp dụng đối với đối tượng nào, lãi suất ra sao?
Nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là gì?
Điều 2 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định những nguyên tắc áp dụng đối với việc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước gồm:
- Cho vay đúng đối tượng về tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại Nghị định này.
- Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải là các dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và đánh giá là có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi.
- Việc cho vay phải đúng quy trình thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật.
- Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng và các quy định của Nghị định này.
- Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tiến tới đủ bù đắp chi phí về vốn, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Đối tượng nào được cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước?
Điều 5 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định những đối tượng được cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước gồm:
- Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 32/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
- Trường hợp các dự án nêu tại khoản 1 Điều này đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định này.
Điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là gì?
Khách hàng muốn được cho vay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định 32/2017/NĐ-CP như sau:
- Thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.
- Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay.
- Có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.
- Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay.
- Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.
- Khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: khách hàng được đề cập ở đây là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 32/2017/NĐ-CP.
Như vậy, đối với hoạt động cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước cần được thực hiện theo nguyên tắc và điều kiện nhất định. Những đối tượng khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án đầu tư được quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP là đối tượng được cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Giao thừa 2025? Tổng hợp lời chúc Giao thừa 2025 ngắn gọn, ý nghĩa? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?
- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm những phần dự toán nào? Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình gửi cho ai?
- Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có được chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố không?
- Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?