Chính sách phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con như thế nào? Hành vi vi phạm phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con bị xử phạt như thế nào?
- Chính sách phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con như thế nào?
- Hành vi vi phạm phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con bị xử phạt như thế nào?
- Chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con và cho con bú; các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với phụ nữ mang thai?
Chính sách phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con như thế nào?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 11 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 quy định về phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con như sau:
Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
1. Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau:
a) Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và chi trả cho người không có thẻ bảo hiểm y tế theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
3. Phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong thời kỳ mang thai và cho con bú
4. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
5. Chính phủ quy định nguồn ngân sách nhà nước và phương thức chi trả trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại khoản 1 Điều này; việc chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Như vậy, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ phụ nữ mang thai nhiễm HIV như sau:
- Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm.
- Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
- Phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong thời kỳ mang thai và cho con bú
- Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
Phòng chống HIV từ mẹ sang con (hình từ internet)
Hành vi vi phạm phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV như sau:
Vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV, điều trị dự phòng nhiễm HIV khi chưa qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Kê đơn thuốc kháng HIV không tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị bằng thuốc kháng HIV tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV;
c) Không tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật;
d) Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
đ) Không theo dõi, điều trị và các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
...
Như vậy, hành vi không theo dõi, điều trị và các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai là hành vi vi phạm quy định về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chínhtừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt tiền trên là đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì mức phạt tiền bằng 2 lần cá nhân
Chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con và cho con bú; các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với phụ nữ mang thai?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BYT quy định về chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con và cho con bú; các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với phụ nữ mang thai như sau:
- Việc chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế.
- Các biện pháp giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về triển khai dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp?
- Viết đoạn văn kể về việc đã làm cùng người thân lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Ngoài báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán còn bao gồm những báo cáo nào?
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?