Chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?
- Đối tượng nào được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp?
- Người lao động ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
- Người sử dụng lao động có được hỗ trợ khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 không?
- Tình hình hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hiện nay như thế nào?
Đối tượng nào được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 quy định người lao động và người sử dụng lao động được hỗ trợ khi bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
- Đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
- Đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19? (Hình từ internet)
Người lao động ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1 Mục II Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 hướng dẫn Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 quy định mức hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động khi bị ảnh hưởng Covid-19 như sau:
Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.
Nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.
- Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Người sử dụng lao động có được hỗ trợ khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 không?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 quy định người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 (không bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021 được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng, từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.
Tình hình hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hiện nay như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động.
Thực hiện các Nghị quyết của Chính Phủ như:
- Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020;
- Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
- Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
- Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nổi bật là gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đối với Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp (cho 192.503 lao động) với số tiền tạm dừng đóng vào Quỹ trên 786,8 tỷ đồng.
Đối với Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, tính đến ngày 15/5/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho trên 375,3 nghìn đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị (với 374.126 lao động) tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng. Đồng thời, tính đến ngày 27/5/2022, đã tiếp nhận quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 5.038 người lao động của 36 đơn vị tương ứng với số tiền là 23,5 tỷ đồng.
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?