Chính sách chế độ của Nghị định 178 có áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng 111 không?
Chính sách chế độ tại Nghị định 178 có áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng 111 không?
Hợp đồng 111 được hiểu là cách gọi tắt đối với loại hợp đồng lao động được giao kết giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập với người lao động nhằm thực hiện một số công việc phục vụ, hỗ trợ, chuyên môn và nghiệp vụ được quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
Cùng với đó, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
e) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ nghỉ thôi việc theo nguyện vọng thực hiện theo quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thực hiện hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 8, điểm đ khoản 1 Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP về Quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng 111 như sau:
Điều 8. Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...
Điều 10. Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ
1. Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được hưởng các quyền lợi sau đây:
...
đ) Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, hợp đồng 111 quy định về thực hiện hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, chiếu theo những quy định trên thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao đồng 111 nếu làm việc theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức thì sẽ được áp dụng hưởng những chính sách chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Chính sách chế độ tại Nghị định 178 có áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng 111 không? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện chính sách chế độ cho người lao động làm việc theo hợp đồng 111 phải bảo đảm nguyên tắc nào theo Nghị định 178?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc thực hiện chính sách chế độ cho người lao động làm việc theo hợp đồng 111 phải bảo đảm nguyên tắc bao gồm:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
(2) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
(3) Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
(4) Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
(5) Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
(6) Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
(7) Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
(8) Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Như vậy, việc thực hiện chính sách chế độ cho người lao động làm việc theo hợp đồng 111 phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Đã hưởng chính sách theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế có được hưởng theo Nghị định 178 không?
Chính sách chế độ của Nghị định 178 quy định về những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sau đây:
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ, gồm:
- Chính sách đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu và nghỉ thôi việc);
- Chính sách đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý thấp hơn;
- Chính sách tăng cường đi công tác ở cơ sở;
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội;
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp;
- Trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị, gồm:
(1) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và lực lượng vũ trang.
(2) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương; thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(3) Đơn vị sự nghiệp công lập khác (không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/12022025/toan-van-cong-van-1010-btc-qlkt-huong-dan-cong-tac-ke-toan-khi-to-chuc-thuc-hien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/02/11/co-duoc-giu-nguyen-muc-luong-va-phu-cap-cu-doi-voi-cbccvc-lanh-dao-thap-hon.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/nghi-dinh-178.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/11022025/nghi-dinh-178-cong-chuc-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/02/08/nghi-huu-truoc-tuoi-co-bi-tru-phan-tram-luong-huu-khi-sap-xep-lai-bo-may.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/02/08/khi-sap-xep-to-chuc-bo-may-cong-chuc-cap-xa-co-thuoc-truong-hop-chua-xem-xet-nghi-viec-theo-nghi-dinh-178.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-28.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/tinh-gian-bien-che-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-49.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/chinh-sach-nghi-huu-truoc-tuoi.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo chậm nhất khi nào? Ai báo cáo? Nội dung là gì?
- Cho thuê chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì có bị thu hồi chứng chỉ? Sau bao lâu thì được đề nghị cấp mới?
- Mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh số lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất? Tải mẫu?
- Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động khi thay đổi về nghề công việc gồm những gì?