Chiều cao phòng cháy chữa cháy tối đa của lối thoát nạn cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2 là bao nhiêu?

Cho hỏi là thế nào để có thể xác định chiều cao phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà công trình? Đối với nhà chung cư thì chiều cao phòng cháy chữa cháy của tầng lánh nạn phải đạt từ bao nhiêu mét? Nếu là lối thoát nạn của cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2 thì chiều cao phòng cháy chữa cháy tối đa là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Trọng từ Hưng Yên.

Chiều cao phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà công trình được xác định như thế nào?

Theo tiết 1.4.9 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình thì chiều cao phòng cháy chữa cháy được xác định như sau:

(1) Bằng khoảng cách lớn nhất tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng;

(2) Bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng - khi không có lỗ cửa (cửa sổ).

CHÚ THÍCH 1: Khi mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao phòng cháy chữa chyas của nhà được xác định hàng khoảng cách lớn nhất từ mai đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái

CHÚ THÍCH 2: Khi xác định chiều cao phòng cháy chữa cháy thì mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái

CHÚ THÍCH 3: Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ thì chiều cao phòng cháy chữa cháy được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).

Chiều cao phòng cháy chữa cháy tối đa của lối thoát nạn cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2 là bao nhiêu?

Chiều cao phòng cháy chữa cháy tối đa của lối thoát nạn cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Phải đảm bảo chiều cao phòng cháy chữa cháy của tầng lánh nạn trong nhà chung cư đạt từ bao nhiêu mét trở lên?

Theo tiết 1.4.58 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình quy định về tầng lánh nạn như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1.4.56
Tầng dừng chính (của thang máy)
Tầng có cửa chính của nhà (thường là tầng 1).
1.4.57
Tầng hầm
Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mật đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
CHÚ THÍCH: Khi xem xét các yêu cầu về an toàn cháy đối với nhà có cao độ mặt đất xung quanh khác nhau, không xác định tầng hầm dưới cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt là tầng hầm nếu đường thoát nạn từ tầng đá không di chuyển theo hướng từ dưới lên trên.
1.4.58
Tầng lánh nạn
Tầng dùng để sơ tán tạm thời, được bố trí trong tòa nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 100 m Tầng lánh nạn có bố trí một hoặc nhiều gian lánh nạn.
1.4.59
Tầng nửa/bán hầm
Tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt
1.4.60
Tầng kỹ thuật
Tầng hoặc một phần tầng bố trí các gian kỹ thuật hoặc các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái, tầng trên cùng hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.

Từ quy chuẩn vừa nêu thì chiều cao phòng cháy chữa cháy của tầng lánh nạn trong nhà chung cư phải đạt từ 100 m trở lên.

Chiều cao phòng cháy chữa cháy tối đa của lối thoát nạn cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2 là bao nhiêu?

Theo tiết 3.2.6.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình quy định về chiều cao phòng cháy chữa cháy của cơ sở nghỉ dưỡng như sau:

BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
...
3.2.6 Số lượng lối ra thoát nạn của tầng nhà
...
3.2.6.2 Cho phép bố trí một lối ra thoát nạn trong các trường hợp sau (trừ các nhà có bậc chịu lửa V):
a) Từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.4, F2 (trừ hộp đêm, vũ trường, quán bar, phòng hát, nhà kinh doanh karaoke; và các nhà kinh doanh dịch vụ tương tự), F3, F4.2, F4.3 và F4.4, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
...
CHÚ THÍCH: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bộ phận bao che (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận.
Đối với các biệt thự, villa, cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2, cho phép thay thế các loại buồng thang bộ nêu trên bằng cầu thang bộ loại 2, khi bảo đảm được đồng thời các điều kiện sau:
- Diện tích mỗi tầng không quá 200 m2, chiều cao PCCC không quá 9 m và tổng số người sử dụng không quá 15 người;
Nhà có tối thiểu một lối ra thoát nạn trực tiếp ra ngoài hoặc ra cầu thang bộ loại 3;
Để thoát ra ngoài theo cầu thang bộ loại 2 chỉ cần lên hoặc xuống tối đa 1 tầng. Trường hợp phải xuống 2 tầng mới thoát được ra ngoài thì mỗi phòng có thể sử dụng để ngủ phải có không ít hơn một cửa sổ đặt ở cao độ không quá 1 m so với sàn và có lối thoát trực tiếp vào hành lang hoặc phòng chung có cửa ra ban công. Cao độ đặt các cửa sổ và ban công nêu trên không được quá 7 m so với mặt đất. Trường hợp các cửa sổ và ban công này đặt ở cao độ quá 7 m cho đến tối đa 9 m thì mỗi cửa sổ và ban công phải được trang bị thêm thiết bị thoát nạn khẩn cấp để bảo đảm việc thoát nạn cho người an toàn từ trên cao (ví dụ thang kim loại, thang dây);
...

Theo đó, chiều cao phòng cháy chữa cháy của lối thoát nạn cơ sở nghỉ dưỡng không cao quá 3 tầng thuộc nhóm F1.2 không được phép quá 09m.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngừng cấp điện, nước cho công trình, cơ sở sản xuất tại Hà Nội nếu không đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy từ 1/1/2025?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học là bao nhiêu? Bao gồm những phòng nào?
Pháp luật
Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì? UBND xã phường thẩm quyền kiểm tra PCCC không?
Pháp luật
Mẫu đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy mới nhất? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Tải tổng hợp quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024? Quy chuẩn PCCC mới nhất 2024 thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? Giải pháp thoát nạn trong hầm đường bộ?
Pháp luật
Thông tư 32/2024/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy áp dụng từ ngày 24/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào sẽ tạm đình chỉ hoạt động cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Pháp luật
Mẫu kịch bản diễn tập phòng cháy chữa cháy tại công ty? Công ty nên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy mấy lần trong năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
10,256 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn phòng cháy chữa cháy mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào